Mưa đá là gì? Cây trồng của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa đá thì có được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi rằng quy định pháp luật hiện nay nêu về mưa đá là gì? Cây trồng của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa đá thì có được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn L.H (Hà Giang).

Mưa đá là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:

1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Quy định pháp luật có định nghĩa rằng thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thiên tai có thể bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Vì vậy, xác định rằng mưa đá là một trong những loại thiên tai (hiện tượng tự nhiên) theo quy định của pháp luật hiện nay.

Để ứng phó với mưa đá thì bà con và chính quyền địa phương cần chuẩn bị gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 như sau:

Phương án ứng phó thiên tai
1. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
b) Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
c) Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
2. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
b) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
c) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
e) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
3. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
...

Trước hết đây là một loại thiên tai (hiện tượng tự nhiên) cho nên nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cho nên mọi người dân, mỗi gia đình và chính quyền sở tại phải đảm bảo chung tay giảm thiểu thiệt hại do mưa đá gây ra.

Theo đó,phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức dựa trên những căn cứ sau:

- Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;

- Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;

- Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.

* Trong các phương án ứng phó thiên tai phải bảo đảm có các nội dung chính sau đây:

- Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;

- Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

- Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

- Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;

- Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

Như vậy, để ứng phó với mưa đá, bà con và chính quyền địa phương cần chuẩn bị các công tác như:

- Bảo vệ những công trình trọng điểm, xác định đánh giá mức độ nguy hiểm mà có thể sơ tán người dân nhằm bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

- Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

- Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm khi xảy ra thiên tai.

Mưa đá là gì? Cây trồng của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa đá thì có được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền?

Mưa đá là gì? Cây trồng của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa đá thì có được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Cây trồng của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa đá thì có được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hộ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như sau:

Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với cây trồng:
a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
...

Theo đó, nếu mưa đá gây thiệt hại đến cây trồng của người dân thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ theo diện tích đất bị thiệt hại và mức độ thiệt hại và đất đó hiện đang canh tác loại nông sản gì mà sẽ có mức hỗ trợ cụ thể như sau:

- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%: Hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

Như vậy, tùy thuộc vào việc canh tác và diện tích đất và mức độ thiệt hại của mỗi hộ gia đình mà mọi người có thể được Nhà nước hỗ trợ số tiền tương ứng theo quy định trên.

Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý là cần phải đảm bảo được tất cả điều kiện để được hỗ trợ tại Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP trong đó:

Điều kiện 1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

Điều kiện 2. Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

Điều kiện 3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Điều kiện 4. Thời điểm xảy ra thiệt hại:

+ Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;

+ Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

>>> Tải về: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG >>> Tại đây.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

573 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào