Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự mới nhất? Khi nào được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu số 42-HS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP thì Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự được quy định như sau:
Tải Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự mới nhất tại đây: tại
Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Khi nào được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?
Tại Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với vụ án phức tạp thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Tuy nhiên, thời gian gia hạn không được quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì Thẩm phán phải giải quyết được các yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 279 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự như sau:
Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa
1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
a) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
b) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
c) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
d) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
2. Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.
Theo đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị sau đây trước khi mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự:
- Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
- Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
Trường hợp không chấp nhận thì Thẩm phán phải thông báo cho người yêu cầu, đề nghị bằng văn bản nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.