Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định như thế nào? Chủ rừng có bắt buộc phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng không?
Chủ rừng có nghĩa vụ phòng cháy và chữa cháy rừng hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nghĩa vụ chung của chủ rừng như sau:
Nghĩa vụ chung của chủ rừng
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Theo đó, một trong những nghĩa vụ chung của chủ rừng là phòng cháy và chữa cháy rừng. Thế nên, chủ rừng có nghĩa vụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
Chủ rừng có bắt buộc phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng hay không? (Hình từ internet)
Chủ rừng có bắt buộc phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:
Phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời.
5. Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp, việc chữa cháy rừng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
6. Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
Theo quy định trên thì chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy, chủ rừng bắt buộc phải lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.
3. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
4. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
Theo quy định trên thì mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định như sau:
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tải về
- Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tải về
- Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tải về
Hình ảnh mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng áp dụng với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Hình ảnh mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng áp dụng với chủ rừng là tổ chức theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Hình ảnh mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng áp dụng với Uỷ ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.