Chữ ký trong các chứng từ kế toán được ký bằng màu mực nào? Nếu có lỗi về chữ ký trong lĩnh vực kế toán sẽ bị phạt như thế nào?

Có văn bản luật nào quy định về chữ ký trong các chứng từ kế toán được ký bằng màu mực nào không ạ? Nếu có lỗi về chữ ký trong lĩnh vực kế toán sẽ bị phạt ra sao vậy ạ? Mong được giải đáp, xin cảm ơn!

Chữ ký trong các chứng từ kế toán được ký bằng màu mực nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định về việc ký chứng từ kế toán, như sau:

- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, hiện nay chỉ có quy định hạn chế ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, và chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai.

Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán

Nếu có lỗi về chữ ký trong lĩnh vực kế toán sẽ bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã quy định các trường hợp lỗi về “chữ ký” sẽ bị phạt với các mức tiền cụ thể như sau:

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

1

Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền

Cảnh cáo

2

Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy

1 – 2 triệu đồng

3

Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử)

1 – 2 triệu đồng

4

Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định

1 – 2 triệu đồng

5

Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn

3 – 5 triệu đồng

6

Tài liệu kế toán sao chụp không có đầy đủ chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

3 – 5 triệu đồng

7

Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký

5 – 10 triệu đồng

8

Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ

5 – 10 triệu đồng

9

Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

5 – 10 triệu đồng

10

Lập báo cáo kiểm toán không có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định

5 – 10 triệu đồng

11

Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

20 – 30 triệu đồng

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Đối với thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được quy định tại Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 69. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này.
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao."

Đối với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán của Thanh tra tài chính được quy định tại Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, như sau:

- Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

- Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP)

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.

- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Đối với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 71 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;

+Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

+Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Kế toán Tải trọn bộ các quy định về Kế toán hiện hành
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông báo mời quan tâm có bắt buộc phải đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hay Báo đấu thầu không?
Pháp luật
Miễn xử phạt hành chính về quản lý thuế với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 theo Công văn 4062/TCT-CS thế nào?
Pháp luật
Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính có phân bổ cho các cơ quan xử phạt không? Nếu có thì phân bổ như thế nào?
Pháp luật
Vợ có được phép làm kế toán của công ty trong trường hợp chồng làm giám đốc công ty cổ phần đó không?
Pháp luật
Kỳ kế toán đối với công ty mới thành lập trong trường hợp nào thì được phép cộng dồn với kỳ kế toán tiếp theo?
Pháp luật
Kế toán quản trị tại các bộ phận liên quan có thuộc thẩm quyền giám sát của kế toán trưởng hay không?
Pháp luật
Kế toán có được phép thực hiện hoạt động thu khoản thu bằng tiền mặt không? Nếu không được mà vẫn làm thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kế toán của đơn vị sự nghiệp chỉ có trách nhiệm kiểm tra và thanh toán chứ không lập chứng từ có đúng không?
Pháp luật
Người cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện không phải ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế toán
2,686 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế toán Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế toán Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật kế toán đang có hiệu lực
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào