Mẫu Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Mẫu Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Mẫu Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam hiện nay sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:
Tải về mẫu Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam mới nhất tại đây.
Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam được quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT gồm:
(1) Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BTNMT;
(2) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc tương đương, có xác hận của tổ chức, cá nhân.
(3) Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học.
(4) Phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của đơn vị có chức năng kiểm định trong nước hoặc nước ngoài.
(5) Bản tóm tắt giới thiệu chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BTNMT và các tài liệu có liên quan:
- Thành phần;
- Đặc tính, hiệu quả, hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
- Tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật;
- Tài liệu về xuất xứ chủng gốc vi sinh vật đối với chế phẩm vi sinh vật.
(6) Biên bản đánh giá của Hội đồng khoa học cấp quản lý đối với những chế phẩm sinh học là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
(7) Kết quả thử hoặc khảo nghiệm chế phẩm sinh học (nếu có).
(8) Nhãn, hình thức bao gói chính thức đề nghị lưu hành kèm theo tờ hướng dẫn bảo quản, sử dụng chế phẩm sinh học và những cảnh báo rủi ro đối với sức khỏe con người và sinh vật.
(9) Văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc cam kết không vi phạm các qui định về sở hữu trí tuệ đối với các chế phẩm sản xuất trong nước đề nghị đăng ký lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BTNMT;
Giấy phép lưu hành chế phẩm sinh học do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với chế phẩm sinh học nhập khẩu.
(10) Kế hoạch khảo nghiệm chi tiết, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nội dung khảo nghiệm, thời gian, địa điểm và cơ quan khảo nghiệm đối với chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm được công nhận.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam như thế nào?
Chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để xử lý chất thải gồm: vi sinh vật, enzym và các chất chiết suất từ động vật, thực vật và vi sinh vật, không bao gồm các sinh vật biến đổi gen theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT giải thích.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam được quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học của Hội đồng, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận lưu hành cho từng loại chế phẩm sinh học đã đăng ký. Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học biết và nêu rõ lý do.
2. Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học có hiệu lực không quá 60 (sáu mươi) tháng, kể từ ngày cấp.
Theo quy định trên, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam như sau:
Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học của Hội đồng, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận lưu hành trong xử lý chất thải tại Việt Nam cho từng loại chế phẩm sinh học đã đăng ký.
Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BTNMT được hướng dẫn cụ thể trên.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học biết và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam có hiệu lực không quá 60 (sáu mươi) tháng, kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.