Mẫu đơn yêu cầu/đề nghị cử người bào chữa của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất là mẫu nào?
Mẫu đơn yêu cầu/đề nghị cử người bào chữa của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất là mẫu nào?
Mẫu đơn yêu cầu/đề nghị cử người bào chữa của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất đang được áp dụng là Mẫu số 73/HS tại Mục 3 Danh mục Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu đơn yêu cầu/đề nghị cử người bào chữa của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất
Mẫu đơn yêu cầu/đề nghị cử người bào chữa của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Người bào chữa có bắt buộc phải gửi trước bản bào chữa cho Tòa án trước khi mở phiên tòa xét xử không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 291 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định sự có mặt của người bào chữa như sau:
Sự có mặt của người bào chữa
1. Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Theo đó, người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Do đó, việc gửi trước bản bào chữa cho Tòa án không mang tính chất bắt buộc.
Bên cạnh đó, nếu người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Còn trường hợp chỉ định người bào chữa mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Một người bào chữa có được bào chữa cho nhiều bị cáo trong cùng một vụ án hình sự không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
b) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
c) Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
d) Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
...
Và theo khoản 5 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Người bào chữa
...
4. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị cáo trong cùng một vụ án hình sự nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.