Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè như thế nào? Vỉa hè được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông khi nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì vỉa hè chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
Tuy nhiên, Nghị định 11/2010/NĐ-CP đã quy định về các trường hợp có thể sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông.
Theo đó, đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè được hiểu là văn bản do người có nhu cầu gửi tới cho người, tổ chức có thẩm quyền xử lý nhằm thể hiện quan điểm và mong muốn một cách rõ ràng, hợp pháp.
Việc lập thành văn bản sẽ giúp cho chủ thể nhận đơn đề nghị có cơ sở xử lý và giải quyết thoả đáng nguyện vọng, đảm bảo quyền, lợi ích lớn nhất cho người làm đơn.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè
Vỉa hè được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 25a bổ sung vào Nghị định 11/2010/NĐ-CP bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định về sử dụng tạm thời một phần vỉa hè không vào mục đích giao thông như sau:
Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
...
Theo đó, vỉa hè được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau đây:
- Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày;
+ Trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
- Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình;
+ Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
- Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
- Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
- Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Phần vỉa hè được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng những điều kiện nào?
Theo khoản 3 Điều 25a bổ sung vào Nghị định 11/2010/NĐ-CP bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định về sử dụng tạm thời một phần vỉa hè không vào mục đích giao thông như sau:
Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
...
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
4. Đối với trường hợp sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố.
Theo đó, phần vỉa hè được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;
- Phần vỉa hè có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.