Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Thời hạn chấp nhận hồ sơ trong bao lâu?
- Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Thời hạn chấp nhận hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen trong bao lâu?
- Thời hạn Tổng cục Môi trường tổ chức các phiên họp của Hội đồng an toan sinh học để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen trong bao lâu?
Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTNMT, có quy định về đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Tải mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen: TẠI ĐÂY.
Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn chấp nhận hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT, có quy định về tiếp nhận hồ sơ như sau:
Tiếp nhận hồ sơ
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Tổng cục Môi trường. Tổng cục Môi trường chỉ định một đơn vị trực thuộc làm Cơ quan thường trực thẩm định để giúp tổ chức các hoạt động xử lý, thẩm định hồ sơ, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 16 Thông tư này.
2. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thống báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học về việc chấp nhận hồ sơ là hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thống báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học về việc chấp nhận hồ sơ là hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
Thời hạn Tổng cục Môi trường tổ chức các phiên họp của Hội đồng an toan sinh học để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT, có quy định về thẩm định hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng tải thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư này trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn để lấy ý kiến của công chúng. Thời gian lấy ý kiến công chúng là ba mươi (30) ngày kể từ ngày thông tin được đăng tải. Trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc sau khi kết thúc thời hạn lấy ý kiến cúa công chúng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thành bản tổng hợp ý kiến phục vụ cho việc thẩm định.
2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm:
a) Quyết định thành lập Tổ chuyên gia. Tổ chức, hoạt động của Tổ chuyên gia quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học. Thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh học quy định tại Điều 10 Thông tư này.
3. Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học, Cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và tổng hợp, gửi kết quả cho Hội đồng an toàn sinh học.
Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo Tổng cục Môi trường gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký bổ sung thông tin về đánh giá rủi ro đối với cây trồng biến đổi gen; thời gian tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin bổ sung không tính vào thời gian đánh giá hồ sơ.
4. Trong thời hạn bảy mươi (70) ngày kể từ ngày nhận được bản tổng hợp kết quả hỗ trợ kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Môi trường tổ chức các phiên họp của Hội đồng an toàn sinh học để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn Tổng cục Môi trường tổ chức các phiên họp của Hội đồng an toan sinh học để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen trong 70 ngày kể từ ngày nhận được bản tổng hợp kết quả hỗ trợ kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.