Mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án mới nhất áp dụng đối với dự án phải đánh giá tác động môi trường?

Mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án mới nhất áp dụng đối với dự án phải đánh giá tác động môi trường? Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư có phải là nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án mới nhất?

Căn cứ khoản 3 Điều 15 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

Mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án (nếu có) theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Theo đó, mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án mới nhất

Tải về Mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án mới nhất.

>> Xem thêm Mẫu Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Tải

Mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án mới nhất áp dụng đối với dự án phải đánh giá tác động môi trường?

Mẫu biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án mới nhất áp dụng đối với dự án phải đánh giá tác động môi trường? (Hình từ Internet)

Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư có phải là nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

- Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

- Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

- Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

- Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

-Kết quả tham vấn;

- Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Như vậy, nội dung thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư là một trong những nội dung chính cần có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

11 Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay là gì?

11 Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm:

(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

(2) Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

(3) Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

(4) Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

(5) Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

(6) Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

(7) Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

(8) Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(9) Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

(10) Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

(11) Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào