Mẫu báo cáo tổng kết công tác chi hội phụ nữ mới nhất? Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam cấp xã phải có trình độ lý luận chính trị thế nào?
Mẫu báo cáo tổng kết công tác chi hội phụ nữ mới nhất?
Dưới đây là một số báo cáo tổng kết công tác chi hội phụ nữ mới nhất có thể tham khảo:
Tải về Báo cáo tổng kết công tác chi hội phụ nữ mẫu 1
Tải về Báo cáo tổng kết công tác chi hội phụ nữ mẫu 2
Lưu ý: Mẫu báo cáo tổng kết công tác hội phụ nữ nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chi hội có thể sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với nội dung hoạt động tại đơn vị.
Lưu ý:
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cấp xã được quy định tại Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;
- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình;
- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;
- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp trên về hoạt động của tổ chức mình;
- Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm cho Hội Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 56/2012/NĐ-CP thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) tham gia quản lý nhà nước như sau:
(1) Mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp:
- Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật;
- Tham gia là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn (Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo...) liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới;
- Tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
(2) Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; nghiên cứu, xem xét và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp như hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước.
Mẫu báo cáo tổng kết công tác chi hội phụ nữ mới nhất? Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam cấp xã phải có trình độ lý luận chính trị thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam cấp xã phải có trình độ lý luận chính trị như thế nào?
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam cấp xã phải có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên (hoặc tương đương).
Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.