Mẫu báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn lập báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội?
Mẫu báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn lập báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo đó, Mẫu báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 4-CBH ban hành kèm Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 theo như sau:
Tải về Mẫu báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất
Hướng dẫn lập báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội:
- Cột (1) Ghi số người tại cột 12 tháng trước
- Cột (2) Số người có tên trong danh sách C72-HD tháng này có số tiền truy lĩnh và không có số tiền hưởng tháng này
- Cột (3) Ghi số tiền cột 13 tháng trước
- Cột (4), cột (5): Ghi số người, số tiền phải trả trên Danh sách chi trả tháng này
- Cột (6), cột (7): Ghi số người, số tiền thực nhận trên Danh sách chi trả tháng này
- Cột (8): Số người chi 1 lần lũy kế đến tháng báo cáo, hàng tháng số người của tháng báo cáo, TCTN căn cứ danh sách c72d-HD hưởng tháng đầu tiên để lập
- Cột (9): Căn cứ cột 9 tháng trước + cột 7 tháng này để ghi
- Cột (10), cột (11): Căn cứ cột 2 Danh sách 8-CBH đối chiếu với danh sách C72a-HD để ghi
- (1): Báo cáo của cấp huyện thì Phụ trách Bộ phận KHTC ký, của cấp tỉnh thì lãnh đạo Phòng KHTC ký, của BHXH Việt Nam thì lãnh đạo Phòng QLC Vụ TCKT ký.
- (2): Báo cáo cuả cấp tỉnh thì lãnh đạo BHXH tỉnh ký, của BHXH Việt Nam thì lãnh đạo Vụ TCKT ký.
- Cột (12), Cột (13): Đối chiếu với số tiền chưa nhận tại Mẫu số 6-CBH, 7a-CBH, 7b-CBH, 7c-CBH.
Mẫu báo cáo chi chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Cơ quan nào thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội? (hình từ internet)
Cơ quan nào thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.
...
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa trên cơ sở nào?
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Theo đó, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.