Mẫu Bảng tham khảo cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học là mẫu bảng nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau nhà trường phải thực hiện kiểm tra, giám sát công tác tổ chức bữa ăn học đường như thế nào? Mẫu Bảng tham khảo cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học là mẫu bảng nào? Câu hỏi của chị L.G.Q đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhà trường phải thực hiện kiểm tra, giám sát công tác tổ chức bữa ăn học đường như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Phần 4 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì:

Vai trò của nhà trường như sau:
Ban chăm sóc sức khỏe học sinh phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên là đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên y tế trường học, đại diện cha mẹ học sinh. Đại diện Ban giám hiệu phụ trách trực tiếp công tác tổ chức bữa ăn học đường.
- Kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em, học sinh. Thông qua đó nhà trường có thể quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hiệu quả.
- Trong điều kiện cho phép của từng cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị để tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm cho trẻ em, học sinh.
- Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng trong các hoạt động tổ chức bữa ăn học đường, trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động trải nghiệm để học sinh được nâng cao kiến thức, học hỏi về các món ăn và các nhóm thực phẩm, các loại thực phẩm lành mạnh và không lành mạnh, giúp trẻ biết tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, biết sắp xếp và thu dọn đồ dùng, thức ăn.
- Tăng cường hoạt động truyền thông về dinh dưỡng học đường tới cha mẹ học sinh và thường xuyên phối hợp giữa gia đình và nhà trường để đạt các mục tiêu đề ra.
- Huy động cha mẹ học sinh tham gia hỗ trợ tổ chức bữa ăn học đường cho học sinh tại trường học ở những nơi chưa có nhân viên nấu ăn; huy động sự tham gia của các đoàn thể ở địa phương cùng với nhà trường tăng gia sản xuất để có nguồn thực phẩm tại chỗ.
- Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện để cha mẹ, Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia kiểm tra, giám sát quy trình tổ chức bữa ăn bán trú tại trường học để tạo được sự tin tưởng của cha mẹ học sinh về chất lượng bữa ăn của học sinh.
- Bảo đảm số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và đáp ứng về chuyên môn để tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác tổ chức bữa ăn học đường thường xuyên hoặc định kỳ theo kế hoạch.

Như vậy, nhà trường phải thực hiện kiểm tra, giám sát công tác tổ chức bữa ăn học đường thường xuyên hoặc định kỳ theo kế hoạch.

Mẫu Bảng tham khảo cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học là mẫu bảng nào?

Mẫu Bảng tham khảo cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học được quy định tại Phụ lục 1 Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học.

Về nguyên tắc chấm điểm:

- Thực hiện đầy đủ tiêu chí được 100% mức điểm chuẩn, thực hiện chưa đầy đủ được 50% mức điểm chuẩn.

- Nhóm tiêu chí bắt buộc gồm: Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm; Bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe; Bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường.

Tổng điểm trong nhóm tiêu chí bắt buộc có giá trị quyết định để phân loại kết quả đánh giá.

Về đánh giá kết quả:

- Tổng điểm tối đa là 100 điểm.

- Phân loại kết quả đánh giá như sau:

(i) Trường đạt loại Tốt: có tổng mức điểm đạt ≥ 90 điểm và đạt ≥ 90% điểm chuẩn của từng nhóm tiêu chí bắt buộc.

(ii) Trường đạt loại Khá: từ 70 - <90% tổng mức điểm chuẩn.

Có một trong các nhóm tiêu chí bắt buộc không đạt 80% mức điểm chuẩn.

(iii) Trường đạt loại Trung bình: từ 50 - <70% tổng mức điểm chuẩn.

Có một trong các nhóm tiêu chí bắt buộc không đạt 60% mức điểm chuẩn.

(iv) Trường Không đạt: có dưới 50% tổng mức điểm chuẩn.

Về kết luận:

Những trường không đạt 100% các tiêu chí, cần có giải pháp khắc phục và lộ trình thực hiện.

Tải về Mẫu Bảng tham khảo cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học.

Mẫu Bảng tham khảo cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học là mẫu bảng nào?

Mẫu Bảng tham khảo cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường tiểu học là mẫu bảng nào? (Hình từ Internet)

Bữa ăn học đường có thể là những bữa ăn nào?

Căn cứ tại Mục 1 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì:

Bữa ăn học đường hay bữa ăn ở trường học là bữa ăn được chuẩn bị để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho các em học sinh ở trường học.

Bữa ăn học đường có thể là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa chiều và các bữa phụ (bữa xế) vào giữa sáng hoặc giữa chiều. Số lượng các bữa ăn học đường thay đổi tùy theo loại hình tổ chức bán trú, nội trú và cấp học.

Như vậy, Bữa ăn học đường có thể là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa chiều và các bữa phụ (bữa xế) vào giữa sáng hoặc giữa chiều.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,811 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào