Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp?
- Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp? Hướng dẫn kê khai?
- Thời hạn nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp phải gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải?
- Mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải đối với màng bọc thực phẩm sử dụng một lần là bao nhiêu?
Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp? Hướng dẫn kê khai?
Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp là Mẫu số 04 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Tải về Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp.
Hướng dẫn lập Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (5): Kê khai theo cột (5) của Mẫu số 07 Phụ lục IX và Mẫu số 08 Phụ lục IX;
- Cột (6): Khối lượng thành phần nhựa/sản phẩm, hàng hóa được tính bằng kg và xác định đến phần nghìn. Ví dụ: 0,123 kg. Nhà sản xuất, khẩu khẩu phải công bố thông tin sản phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Cột (9): Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm N là số tiền tạm tính theo khối lượng nhựa tổng hợp được sử dụng của năm N-1 (năm liền trước);
- Cột (10): Kê khai theo số liệu cột (7) Bản kê khai của năm N-1 (năm liền trước).
Thời hạn nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp phải gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải?
Căn cứ tại Điều 84 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về trình tự thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải
Trình tự thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Việc kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu của năm liền trước. Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai.
2. Trước ngày 20 tháng 4 hàng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc có thể lựa chọn nộp tiền thành hai lần: lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20 tháng 4 và lần thứ hai nộp số tiền còn lại trước ngày 20 tháng 10 cùng năm.
3. Trường hợp kê khai khối lượng sản phẩm, bao bì thấp hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp số tiền cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo; trường hợp kê khai lượng sản phẩm, bao bì nhiều hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu thì được trừ số tiền đã nộp cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo.
Như vậy, thời hạn nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp phải gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải đối với màng bọc thực phẩm sử dụng một lần là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về đối tượng, mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải:
Đối tượng, mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 2 Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Nhà sản xuất có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;
c) Nhà nhập khẩu có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.
2. Bao bì quy định tại khoản 1 Điều này là bao bì thương phẩm (bao bì trực tiếp) của sản phẩm, hàng hóa.
3. Mức đóng góp tài chính cụ thể đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại các Cột 3, 4 và 5 Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Đồng thời, căn cứ tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP về Danh mục sản phẩm, bao bì và mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải:
Danh mục sản phẩm, bao bì và mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải
TT (1) | Loại sản phẩm, bao bì (2) | Định dạng (3) | Dung tích/kích thước (4) | Mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải (5) |
6 | Sản phẩm có thành phần nhựa tổng hợp | |||
6.1 | Khay, bát, đũa, ly, cốc, dao, kéo, đũa, thìa, dĩa, ống hút, que khuấy, hộp đựng, màng bọc thực phẩm sử dụng một lần | Tất cả | Tất cả | 1.500 đồng/01 kg nhựa được sử dụng |
Như vậy, mức đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải đối với màng bọc thực phẩm sử dụng một lần là 1.500 đồng/01 kg nhựa được sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.