Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho sinh viên đại học hay, ý nghĩa? Nhiệm vụ của giảng viên chính là gì?

Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho sinh viên đại học hay, ý nghĩa? Nhiệm vụ của giảng viên chính trong cơ sở giáo dục đại học công lập là gì? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 giáo viên có được nghỉ không?

Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho sinh viên đại học hay, ý nghĩa?

Tham khảo Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho sinh viên đại học

"Kính thưa quý thầy cô giáo, Thưa toàn thể các bạn sinh viên thân mến!

Em là …, đại diện khóa … phát biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hôm nay. Hôm nay, trong không khí trang trọng của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin được thay mặt toàn thể sinh viên trường [tên trường] gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến quý thầy cô.

Là sinh viên đại học, chúng em không chỉ nhận được kiến thức chuyên môn từ thầy cô, mà còn được dìu dắt để trưởng thành về nhân cách, về cách sống và cách nghĩ. Mỗi bài giảng của thầy cô không chỉ là những con chữ, mà còn là những bài học về lòng nhiệt huyết, về tinh thần trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp.

Chúng em luôn nhớ những đêm thầy cô thức trắng để soạn bài, chấm bài, những buổi học kéo dài để giải đáp thắc mắc cho sinh viên. Tất cả những điều đó đã tạo nên một tình cảm thật đặc biệt và thiêng liêng giữa thầy và trò.

Sự tận tâm của thầy cô chính là động lực lớn lao giúp chúng em vượt qua các thử thách trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Chính những giá trị đó đã và đang định hình con người chúng em, giúp chúng em vững vàng hơn trên con đường theo đuổi tri thức.

Nhân ngày 20/11, chúng em xin hứa sẽ nỗ lực học tập để không phụ lòng thầy cô, rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường

Một lần nữa, chúng em xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người cao cả.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Lưu ý: Mẫu bài phát biểu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nhiệm vụ của giảng viên chính trong cơ sở giáo dục đại học công lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giảng viên chính trong cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:

- Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chủ trì, tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập;

- Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của khoa hoặc chuyên ngành;

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 giảng viên có được nghỉ không?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 giáo viên có được nghỉ không thì căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động, theo đó người lao động được nghỉ các dịp lễ sau đây:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định của Bộ luật Lao động Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không nằm trong danh sách các ngày nghĩ lễ.

Do đó, giảng viên sẽ không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp ngày 20 tháng 11 trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm.

Ngoài ra, nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 20 tháng 11, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.

Các công việc Giảng viên chính Hạng 2 là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm Giảng viên chính (hạng II) Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Giảng viên chính Hạng II như sau:

(1) Giảng dạy

- Công việc cụ thể:

+ Giảng dạy; hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ; chủ trì hoặc tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

+ Hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập.

- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Hoàn thành định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong năm học theo quy định

(2) Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn

- Công việc cụ thể:

+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

+ Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

+ Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:

+ Hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên trong năm học theo quy định

+ Hoàn thành nhiệm vụ nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

(3) Quản lý và phục vụ

- Công việc cụ thể:

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành; chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học.

+ Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng.

+ Tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

+ Tham gia các hoạt động khác theo quy đinh, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:

+ Chương trình được nghiệm thu đưa vào giảng dạy

+ Hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu công việc

(4) Nhiệm vụ khác

- Công việc cụ thể: Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hướng tới tiêu chí luôn tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
625 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào