Mật ong cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 về Mật ong?

Theo tôi được biết, hiện có quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 về Mật ong về những yêu cầu kỹ thuật cũng như quá trình bao bì, đóng gói đối với mật ong. Vậy cụ thể những quy định đó là gì?

Mật ong được định nghĩa như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 về Mật ong có quy định khái niệm mật ong như sau:

"3.1
Mật ong (honey)
Chất ngọt tự nhiên được ong mật thu từ mật hoa, dịch tiết thực vật hoặc dịch tiết của côn trùng sống trên cây được chuyển hóa, loại nước rồi trữ lại trong tổ cho đến khi chín hoàn toàn, không được pha trộn."

Các yêu cầu về kỹ thuật đối với mật ong là gì?

Các yêu cầu về kỹ thuật đối với mật ong là gì?

Các yêu cầu về kỹ thuật đối với mật ong là gì? (Hình từ internet)

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 về Mật ong, các yêu cầu về kỹ thuật đối với mật ong gồm:

"4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
Mật ong phải giữ nguyên bản chất tự nhiên của mật ong, không được pha trộn và bổ sung bất kỳ thành phần nào.
Mật ong không được đun nóng hoặc xử lí mà có thể gây thay đổi thành phần cơ bản, chất lượng mật ong.
4.2 Yêu cầu cảm quan

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Mật ong có nhiều màu từ gần như không màu đến màu nâu sẫm

2. Mùi

Thơm đặc trưng của mật ong

3. Vị

Từ ngọt nhẹ đến ngọt khé

4. Trạng thái

Từ lỏng sánh cho đến kết tinh

4.3 Các chỉ tiêu lý-hóa
4.3.1 Hàm lượng nước
Hàm lượng nước đối với mật ong từ hoa và mật ong từ cây thuộc chi thạch thảo (Calluna): Không lớn hơn 23 %, còn đối với mật ong của một số loại cây từ lá: Không lớn hơn 21 %.
4.3.2 Hàm lượng đường
4.3.2.1 Tổng hàm lượng fructose và glucose
Mật ong từ dịch cây, hỗn hợp của mật từ dịch cây và mật hoa: Không nhỏ hơn 45 g/100 g. Đối với các loại mật ong còn lại: Không nhỏ hơn 60 g/100 g.
4.3.2.2 Hàm lượng sucrose
a) Các loại mật ong từ Cỏ linh lăng (Medicago sativa), các loài cam quýt (Citrus spp.), dương hòe (Robinia pseudoacacia). chi Hedysarum, loài Banksia menziesii. bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis), các loài Eucryphia lucida, Eucryphia milligani: Không lớn hơn 10 g/100 g. Đối với mật ong từ Cây oải hương (Lavandula spp.), cây mồ hôi (Borago officinalis): Không lớn hơn 15 g/100 g. Các loại mật ong còn lại: Không lớn hơn 5 g/100 g.
4.3.2.3 Hàm lượng đường C-4
Các loại mật ong: Không lớn hơn 7 %.
4.3.3 Hàm lượng hydroxymetylfurfural
a) Mật ong sau khi chế biến và/hoặc trộn: Không lớn hơn 40 mg/kg.
b) Mật ong từ các nước hoặc khu vực nhiệt đới: Không lớn hơn 80 mg/ kg.
4.3.4 Hoạt lực diastasa
a) Mật ong sau khi chế biến và/hoặc trộn: Không nhỏ hơn 8 đơn vị Schade.
b) Mật ong cỏ hàm lượng enzym tự nhiên thấp: Không nhỏ hơn 3 đơn vị Schade.
4.3.5 Độ axit tự do
Các loại mật ong: Không lớn hơn 50 mili đương lượng axit/1000 g.
4.3.6 Độ dẫn điện
a) Mật ong không thuộc b) hoặc c) và hỗn hợp của các loại mật ong này: Không lớn hơn 0,8 mS/cm.
b) Mật ong của cây hạt dẻ và mật ong từ dịch cây và hỗn hợp của chúng, không kể các loại được liệt kê trong c): Không nhỏ hơn 0,8 mS/cm.
c) Không bao gồm: cây dương mai (Arbutus unedo), chi đỗ quyên (thạch nam) (Erica), chi bạch đàn (Eucalyptus), cây đoạn (Tilia spp.), cây thạch thảo (Calluna vulgaris), cây tràm (tràm trà) (chi Leptospermum và Melaleuca spp.).
4.3.7 Hàm lượng chất rắn không tan trong nước
a) Các loại mật ong không phải là mật ong ép: Không lớn hơn 0,1 g/100 g.
b) Mật ong ép: Không lớn hơn 0,5 g/100 g.
4.4 Chất nhiễm bẩn
4.4.1 Dư lượng kim loại nặng
Dư lượng kim loại nặng trong mật ong không vượt giới hạn cho phép theo quy định hiện hành.
4.4.2 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong mật ong phải tuân thủ các quy định hiện hành.
4.4.3 Dư lượng thuốc thú y
Dư lượng thuốc thú y trong mật ong phải tuân thủ các quy định hiện hành.
4.5 Vệ sinh
4.5.1 Mật ong cần được chế biến và xử lý theo TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) và các quy phạm thực hành khác có liên quan
4.5.2 Mật ong cần tuân thủ các quy định về vi sinh vật theo TCVN 9632: 2013."

Yêu cầu về bao bì, vận chuyển và bảo quản mật ong được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 về Mật ong, việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản mật ong cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

"6 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
6.1 Bao gói
Bao gói chứa đựng mật ong phải được làm từ các vật liệu phù hợp với bao bì thực phẩm, không bị thôi nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng mật ong.
6.2 Ghi nhãn
6.2.1 Ghi nhãn sản phẩm mật ong
Ghi nhãn đối với sản phẩm mật ong phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo. Việc ghi nhãn thực hiện theo quy định hiện hành và cần ghi rõ các nội dung sau đây:
6.2.2 Tên sản phẩm
6.2.2.1 Tên của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn này phải được ghi là "mật ong".
6.2.2.2 Đối với mật ong thu từ mật hoa, tên sản phẩm được ghi là "mật ong hoa".
6.2.2.3 Mật ong có thể được đặt tên theo địa danh hoặc tên vùng nếu mật ong chỉ được sản xuất riêng trong khu vực liên quan đến tên gọi.
6.2.2.4 Mật ong có thể được đặt tên theo nguồn gốc loài hoa hoặc nguồn gốc thực vật nếu sản phẩm thu được hoàn toàn hoặc chủ yếu từ nguồn nói riêng đó và có các đặc tính cảm quan, lý-hóa tương ứng với nguồn gốc đó.
6.2.2.5 Khi mật ong được đặt tên theo nguồn gốc loài hoa hoặc nguồn gốc thực vật, tên thường gọi hoặc tên khoa học của loài cây cho mật phải được ghi gần với từ "mật ong".
6.2.2.6 Khi mật ong được đặt tên theo nguồn gốc thực vật hoặc theo tên địa danh hoặc tên vùng, thì tên quốc gia nơi sản xuất mật ong cũng phải được nêu rõ.
6.2.2.7 Các tên gọi phụ được liệt kê trong 6.2.2.8, có thể không cần sử dụng trừ khi mật ong phù hợp với việc mô tả thích hợp trong đó. Các loại trong 6.2.2.9 phải được nêu rõ.
6.2.2.8 Mật ong có thể được đặt tên theo phương pháp lấy mật từ tổ ong.
a) Mật ong ly tâm: Mật ong thu được bằng cách ly tâm các bánh tổ chứa mật đã được cắt vít nắp.
b) Mật ong vắt: Mật ong thu được bằng cách vắt các bánh tổ chứa mật.
c) Mật ong tự chảy: Mật ong thu được bằng cách để mật ong tự chảy từ các bánh tổ chứa mật.
d) Mật ong bánh tổ: Mật ong thu được ở tầng kế bằng cách cắt nguyên từ phần tổ ong có chứa mật đã được vít nắp.
6.2.2.9 Mật ong có thể được đặt tên theo trạng thái dạng lỏng hoặc kết tinh hoặc hỗn hợp của cả hai dạng.
6.3 Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển mật ong phải đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành. Khi được vận chuyển và bốc dỡ, mật ong phải được đậy kín, chèn lót, tránh đồ vỡ.
6.4 Bảo quản
Mật ong được bảo quản tại nơi khô ráo, đảm bảo vệ sinh, tránh ánh sáng trực tiếp, không có mùi lạ và ẩm mốc.
Không xếp chung mật ong với các vật tư, dụng cụ và hóa chất ô nhiễm."

Như vậy, đối với mật ong nói chung, pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về khái niệm cũng như các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chí về bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo quản cụ thể như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,805 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào