Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử? Kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN?
Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử?
Theo Công văn 3153/TCT-DNNCN, Tổng cục Thuế tăng tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Trong đó, Tổng cục Thuế nêu rõ sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng, kinh doanh trên nền tảng số, thông qua thực hiện đồng bộ các hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, ...);
Tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế; tổ chức đối thoại trực tiếp với người nộp thuế; gửi thư ngỏ của Cơ quan thuế đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử;
Bố trí nhân sự, thiết lập số điện thoại, email riêng để tiếp nhận vướng mắc, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, qua đó nâng cao hiểu biết, nhận thức và tính tự giác trong việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
Bên cạnh đó sẽ thường thường xuyên cập nhật, làm giàu cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử để có đủ thông tin đầu vào phục vụ công tác quản lý thuế.
Đặc biệt, Tổng cụ Thế sẽ tăng cường kiểm soát hóa đơn điện tử trong quản lý thuế, chỉ đạo các Phòng, Chi cục Thuế và các bộ phận liên quan yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm việc xuất hóa đơn điện tử, đảm bảo 100% giao dịch, bao gồm cả các giao dịch thương mại điện tử được ghi nhận và xuất đầy đủ hóa đơn điện tử.
Từng bước kiểm soát chặt chẽ hóa đơn đầu vào đảm bảo việc kê khai, nộp thuế đúng quy định pháp luật, từ khâu sản xuất đến lưu thông, từ khâu nhập khẩu đến bán hàng.
Đồng thời, Cục sẽ tăng cường giám sát tuân thủ đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo trong hoạt động livestream bán hàng,
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế thì lập danh sách và phối hợp với các ban ngành địa phương thực hiện việc kiểm tra tại địa bàn để xử lý theo pháp luật thuế và các pháp luật chuyên ngành, hoặc chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an nếu xác định đây là hành vi trốn thuế.
Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử? (Hình từ Internet)
Kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân?
Nguyên tắc tính thuế được quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc tính thuế
1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử mà có doanh thu dưới 100 triệu đồng thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hiện nay được tính theo công thức nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì công thức tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập hiện nay là 02 công thức sau:
* Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
* Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
(1) Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN bao gồm:
- Thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
+ Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
+ Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
+ Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
(2) Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN:
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo mục (1) nêu trên.
Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.