Mã số định danh của các loại sách (ISBN) được hiểu như thế nào? Dựa vào mã số ISBN có thể biết các thông tin gì của sách?

Tôi muốn hỏi về mã số định danh của các loại sách (ISBN) được hiểu như thế nào? Quy định về cung cấp mã số định danh của các loại sách tại Việt Nam thế nào? Tôi biết sách in giấy mới có mã số ISBN vậy không biết là các sách điện tử hiện nay có mã số ISBN hay không? Từ mã số ISBN có thể biết được các thông tin gì của sách? Mong được giải đáp các vấn đề trên, tôi xin cảm ơn!

Mã số định danh của các loại sách (ISBN) được hiểu như thế nào? Sách điện tử có mã số ISBN hay không?

Hiện nay chưa có khái niệm niệm về mã số định danh của các loại sách, mà mã số ISBN (International Standard Book Number) là mã số tiêu chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách.

Theo Điều 4 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT quy định về đối tượng phải ghi mã số ISBN như sau:

Điều 4. Đối tượng phải ghi mã số ISBN
Nhà xuất bản phải ghi mã số ISBN trên sách và tài liệu dạng sách, bao gồm cả bản đồ, sách điện tử, sách chữ nổi (sau đây gọi chung là sách).

Từ quy định trên thì không phải chỉ có sách in giấy mới có mã số ISBN mà bất kì loại sách được nhà xuất bản phát hành ở dưới bất kì hình thức nào cũng phải có mã số ISBN trong đó có bao gồm cả sách điện tử.

Mã số định danh của các loại sách (ISBN) được hiểu như thế nào? Dựa vào mã số ISBN có thể biết các thông tin gì của sách?

Mã số định danh của các loại sách (ISBN) được hiểu như thế nào? Dựa vào mã số ISBN có thể biết các thông tin gì của sách?

Dựa vào mã số ISBN có thể biết các thông tin gì của sách?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT quy định mã số ISBN tích hợp với mã vạch EAN-13 phải chứa các thông tin sau:

- Tên nhà xuất bản.

- Tên sách.

- Tên tác giả, tên dịch giả (đối với sách dịch).

- Năm xuất bản.

- Khuôn khổ.

- Số trang.

- Thể loại.

- Tóm tắt nội dung, chủ đề, đề tài.

- Số xác nhận đăng ký xuất bản của Cục Xuất bản, In và Phát hành.

- Số quyết định xuất bản của nhà xuất bản.

- Đối với sách in: Số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in.

- Đối với sách điện tử: Dung lượng, định dạng, địa chỉ website đăng tải hoặc tên nhà cung cấp.

- Tên và địa chỉ đối tác liên kết (nếu có).

- Giá bán.

Ngoài ra nhà xuất bản có thể tạo lập cơ sở dữ liệu riêng để kết nối với mã ISBN khi tích hợp mã vạch. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản chịu trách nhiệm về nội dung của cơ sở dữ liệu này.

Quy định về cung cấp mã số định danh của các loại sách tại Việt Nam thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT quy định về vị trí và cách trình bày mã số ISBN được thể hiện trên sách như sau:

- Đối với sách in:

+ Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải in tại góc dưới bên phải bìa 4. Nếu là sách có bìa bọc thì in trên bìa bọc

+ Phía trên mã vạch phải có dòng chữ “ISBN” và tiếp sau là các thành phần của mã số, cách nhau bởi dấu gạch nối. Phần dãy số phía dưới trùng với dãy số phía trên, nhưng không có gạch nối như hình dưới đây.

mã số isbn

Tại cuối trang ghi số quyết định xuất bản (trang bản quyền) phải ghi mã ISBN dạng số (như dãy chữ số phía trên mã vạch tại hình minh họa)

+ Trường hợp sách có nhiều tập: Cuối trang bản quyền của mỗi tập ghi thêm mã số ISBN dạng số của tất cả các tập khác.

+ Trường hợp sách dịch: Cuối trang bản quyền ghi mã số ISBN dạng số của sách gốc.

+ Trường hợp sách được xuất bản ở nhiều định dạng khác nhau: Cuối trang bản quyền của mỗi định dạng ghi thêm mã số ISBN dạng số của tất cả các định dạng khác.

- Đối với sách điện tử:

+ Đối với sách xuất bản, phát hành trên mạng Internet hoặc trên phương tiện điện tử khác: Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải ghi tại giao diện đầu tiên hoặc giao diện hiển thị tiêu đề hoặc giao diện trang bản quyền của sách.

+ Đối với sách dạng CD, CD-ROM, DVD, VCD: Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải ghi trên nhãn gắn cố định vào vật thể đó.

Mã vạch EAN-13 khi tích hợp với mã số ISBN phải thể hiện dưới thông số kỹ thuật thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT quy định như sau:

Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật thể hiện đối với mã vạch EAN-13 khi tích hợp với mã số ISBN
1. Kích thước:
a) Kích thước tiêu chuẩn của mã vạch có chiều cao 22,85mm, rộng 31,35mm. Nếu rút ngắn chiều cao phải đảm bảo để máy đọc mã vạch nhận biết được;
b) Trường hợp vị trí đặt mã vạch hẹp cả 2 chiều, có thể thu nhỏ nhưng tỷ lệ thu nhỏ không dưới 80% so với kích thước tiêu chuẩn;
c) Trường hợp phóng to mã vạch, phải đảm bảo tỷ lệ phóng không vượt quá 200% so với kích thước tiêu chuẩn.
2. Khoảng trống phía trái mã số ISBN tối thiểu là 3,63mm, phía phải tối thiểu là 2,31mm.
3. Màu sắc:
a) Mã vạch tiêu chuẩn được in bằng màu đen trên nền trắng. Ngoài ra, có thể in mã vạch bằng màu xanh thẫm hoặc nâu thẫm. Không in mã vạch bằng các màu vàng, da cam, đỏ. Mã vạch được in bằng màu đơn; không được in chồng màu; không in dạng “t’ram”;
b) Nền của mã vạch tiêu chuẩn là màu trắng. Ngoài ra, có thể dùng nền màu vàng, cam, hồng nhạt.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

25,660 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào