Lợn bị bệnh xoắn khuẩn do Leptospira có triệu chứng lâm sàng như thế nào? Lợn có dấu hiệu bệnh tích gì khi bị bệnh?
Lợn bị bệnh xoắn khuẩn do Leptospira có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5.1 và tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-15 : 2019 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh xoắn khuẩn do Leptospira ở lợn có nêu như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
- Trong thiên nhiên, tất cả các loài động vật có vú đều có thể mắc bệnh do Leptospira gây ra, bao gồm động vật cảnh, động vật nuôi, động vật hoang dã và người
- Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, lũ lụt.
- Các loài gặm nhấm và thú hoang được coi là nguồn mang bệnh chủ yếu.
- Đường xâm nhập của vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hóa, gia súc ăn phải thức ăn nước uống nhiễm nước tiểu của gia súc mang mầm bệnh và nhiễm nước tiểu của loài gặm nhấm, do sự lây nhiễm với gia súc nuôi tại nhà. Ngoài ra, Leptospira có thể lây qua đường da và niêm mạc lành hoặc xây xát hoặc lây qua đường sinh dục.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
5.2.1 Thể cấp tính
....
• Lợn
- Sốt, bỏ ăn bất thường hoặc ăn ít, mệt mỏi, thích nằm ở xó chuồng.
- Phù nề, đầu to, mắt híp.
- Tiếng kêu yếu, khản đặc hay mất hẳn, lông dựng.
- Nước tiểu vàng, hơi sánh, có thể có màu cà phê.
- Niêm mạc và da vàng, lợn bị bệnh nặng da toàn thân có màu vàng.
- Mắt đau có dử, có khi mù mắt.
- Lợn nái có chửa: sảy thai hàng loạt, đẻ ra lợn con gầy còm, ốm yếu.
- Lợn nái sau khi sẩy thai 3 - 6 tuần thường chịu đực mà không có biểu hiện chung của động dục.
5.2.2 Thể mạn tính
- Gia súc sốt nhẹ 39 - 39,5 °C.
- Gia súc cái có chửa có hiện tượng: sẩy thai, đẻ non, bất dục; nếu sinh con thì con non đẻ ra yếu.
- Gia súc đực có hiện tượng: viêm khớp, sưng dịch hoàn, tinh dịch loãng, tỷ lệ tinh trùng dị hình cao.
Theo đó, bệnh xoắn khuẩn do Leptospira xảy ra ở các loài động vật có vú, bao gồm động vật cảnh, động vật nuôi, động vật hoang dã và người, bệnh tập trung chủ yếu ở các loài gặm nhấm và thú hoang.
Động vật mắc bệnh thường qua đường tiêu hóa, gia súc ăn phải thức ăn nước uống nhiễm nước tiểu của gia súc mang mầm bệnh và nhiễm nước tiểu của loài gặm nhấm.
Có thể chẩn đoán lợn mắc bệnh xoắn khuẩn do Leptospira dựa trên các triệu chứng lâm sàng sau:
(1) Thể cấp tính
- Sốt, bỏ ăn bất thường hoặc ăn ít, mệt mỏi, thích nằm ở xó chuồng.
- Phù nề, đầu to, mắt híp.
- Tiếng kêu yếu, khản đặc hay mất hẳn, lông dựng.
- Nước tiểu vàng, hơi sánh, có thể có màu cà phê.
- Niêm mạc và da vàng, lợn bị bệnh nặng da toàn thân có màu vàng.
- Mắt đau có dử, có khi mù mắt.
- Lợn nái có chửa: sảy thai hàng loạt, đẻ ra lợn con gầy còm, ốm yếu.
- Lợn nái sau khi sẩy thai 3 - 6 tuần thường chịu đực mà không có biểu hiện chung của động dục.
(2) Thể mạn tính
- Lợn sốt nhẹ 39 - 39,5 °C.
- Lợn cái có chửa có hiện tượng: sẩy thai, đẻ non, bất dục; nếu sinh con thì con non đẻ ra yếu.
- Lợn đực có hiện tượng: viêm khớp, sưng dịch hoàn, tinh dịch loãng, tỷ lệ tinh trùng dị hình cao.
Lợn bị bệnh xoắn khuẩn do Leptospira có triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình từ Internet)
Lợn có dấu hiệu bệnh tích gì khi bị bệnh xoắn khuẩn do Leptospira?
Theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-15 : 2019 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh xoắn khuẩn do Leptospira ở lợn thì dấu bệnh tích khi mắc bệnh viêm xoắn khuẩn như sau:
Tùy từng loài gia súc diễn biến của bệnh và thể hiện lâm sàng khác nhau, nhưng nói chung là các loài có biểu hiện vàng da.
Lợn bị bệnh nặng khi mổ ra có mùi khét; tổ chức liên kết dưới da vàng, keo nhầy và thủy thũng, mỡ vàng, dịch trong xoang ngực và xoang bụng vàng, máu loãng, xuất huyết dưới da nhiều, xuất huyết niêm mạc ruột, phổi, tim, thận và lách.
Nhìn chung lợn có bệnh tích như sau:
- Phổi thủy thũng, trong phế quản và phế nang có tích nhiều nước màu vàng.
- Mỡ vành tim vàng.
- Bàng quang căng, niêm mạc xuất huyết nặng, chứa đầy nước tiểu màu vàng, đỏ hoặc đỏ xẫm. Cũng có khi bàng quang xẹp, không chứa nước tiểu.
- Gan sưng, vàng, nát.
- Túi mật phần lớn teo, dịch mật sánh lại như kẹo mạch nha. Cũng có trường hợp túi mật căng.
- Hạch lâm ba ruột sưng, thủy thũng. Bệnh nặng màng treo ruột thoái hóa biến thành tổ chức nhầy có màu vàng.
- Thận nhạt màu hoặc có màu vàng lẫn xẫm, có thể có những điểm hoại tử trắng hoặc những điểm xuất huyết nhỏ trên bề mặt của quả thận.
- Bào thai bị sẩy có các điểm hoại tử như đầu đinh ghim trên gan, dịch trong cơ thể có màu vàng.
Phân biệt triệu chứng bệnh xoắn khuẩn do Leptospira với các bệnh khác?
Theo Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-15 : 2019 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh xoắn khuẩn do Leptospira thì việc phân biệt triệu chứng bệnh xoắn khuẩn với các bệnh khác có cùng triệu chứng được thực hiện dựa trên các đặc điểm sau:
(1) Bệnh Xoắn khuẩn do Leptospira:
- Sốt cao.
- Gia súc cái mang thai: sẩy thai, đẻ non, bất dục, nếu sinh con thì con yếu.
- Gia súc đực: viêm khớp, sưng dịch hoàn, tinh dịch loãng, tỷ lệ tinh trùng dị hình cao.
(2) Bệnh Sảy thai truyền nhiễm do Brucella:
- Con cái: Sảy thai, đẻ non, sát nhau, bất dục.
- Con đực: Viêm tinh hoàn, sưng khớp gối.
(3) Bệnh Giả dại (Bệnh Aujeszky): Rối loạn hô hấp và thần kinh trong đó ở lợn con triệu chứng thần kinh xuất hiện sau 24 h và chết sau 24 h đến 36 h, tỷ lệ chết gần 100%.
(4) Bệnh Dịch tả lợn:
- Giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, ỉa chảy, ho, khó thở.
- Những phần da mỏng xuất hiện những nốt đỏ như muỗi đốt.
(5) Hội chứng ngộ độc Aflatoxin:
- Bệnh thường diễn biến ở thể mạn tính, không sốt,
Lợn ăn kém, chậm lớn, lông xù, da nhợt nhạt
- Trường hợp nặng, da và niêm mạc có thể vàng
- Trường hợp quá cấp lợn có thể nôn mửa, chết đột ngột, vàng da niêm mạc, phân có lẫn máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.