Liệt thần kinh trụ được hiểu như thế nào? Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ sẽ phải chuẩn bị những gì và quy trình thực hiện ra sao?
Liệt thần kinh trụ là gì?
Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH TRỤ
I. ĐẠI CƯƠNG
Liệt thần kinh trụ không hồi phục làm mất phản xạ trụ sấp. Bàn tay vuốt trụ do teo các cơ gian đốt và cơ giun bàn tay; tăng duỗi các đốt 1, đốt giữa và gấp đốt cuối tạo tư thế vuốt, rõ rệt ở ngón 4, 5; đồng thời các ngón tay hơi dạng ra; ô mô út teo nhỏ, bẹt xuống, khe gian đốt lõm xuống để lộ rõ xương bàn tay; mất động tác khép và dạng các ngón tay vì liệt cơ gian đốt; mất động tác khép ngón cái.
Phẫu thuật chuyển gân nhằm mục đích sửa biến dạng vuốt trụ.
...
Theo đó, liệt thần kinh trụ là khi người bệnh bị liệt thần kinh trụ không hồi phục làm mất phản xạ trụ sấp.
Bàn tay vuốt trụ do teo các cơ gian đốt và cơ giun bàn tay; tăng duỗi các đốt 1, đốt giữa và gấp đốt cuối tạo tư thế vuốt, rõ rệt ở ngón 4, 5; đồng thời các ngón tay hơi dạng ra; ô mô út teo nhỏ, bẹt xuống, khe gian đốt lõm xuống để lộ rõ xương bàn tay; mất động tác khép và dạng các ngón tay vì liệt cơ gian đốt; mất động tác khép ngón cái.
Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ (Hình từ Internet)
Khi nào thì người bệnh được phép phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH TRỤ
...
II. CHỈ ĐỊNH
- NB có chẩn đoán xác định liệt thần kinh trụ không hồi phục.
- Cơ lực cơ gấp cẳng bàn tay còn tốt (4/5, 5/5)
- Không có tổn thương thần kinh quay, giữa phối hợp.
- Không có tổn thương phần mềm nặng vùng chuyển gân.
...
Theo đó, các trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật bao gồm:
- NB có chẩn đoán xác định liệt thần kinh trụ không hồi phục.
- Cơ lực cơ gấp cẳng bàn tay còn tốt (4/5, 5/5)
- Không có tổn thương thần kinh quay, giữa phối hợp.
- Không có tổn thương phần mềm nặng vùng chuyển gân.
Như vậy, khi người bệnh thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ được bác sĩ chỉ định nên thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ sẽ phải chuẩn bị những gì và quy trình thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH TRỤ
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn, trải toan
- Rạch da
- Bộc lộ gân chuyển và gân được chuyển:
● Phẫu thuật Capsulodesis Zancolli: Rạch rộng ở gan tay tương đương khớp bàn ngón.
Lấy một vạt bao khớp chữ U có cuống ở dưới và kéo vạt lên trên cao, mở ròng rọc A1, rồi khâu cố định vào cổ đốt bàn, giữ cho khớp bàn ngón gấp 200.
● Phẫu thuật Oner: Rạch đường Zigzag ở ngón tay phía gan tay và các đường rạch ngắn ở trên lồi củ cơ dạng ngón cái và ở phía sau ngón 4 tại khớp gian đốt gần. Tách rời bám tận của gân gấp chung nông, giữ lại bao gân và dây chằng vòng A1, A2 của ngón tay. Xẻ dọc gân gấp chung nông ra làm hai lên gan tay. Chuyển nửa ngoài của gân đưa chéo qua trước gan tay và khâu cố định chỗ bám tận của cơ khép ngón cái tại nền đốt 1 ngón cái và ở phía sau thì khâu cố định vào chỗ bám tận của cơ dạng ngắn ngón cái. Nửa trong của gân lại xẻ làm đôi. Lấy đầu trong cùng kéo xuống dưới ra sau, khâu vào dây chằng và cân ngang sâu của dây chằng đốt bàn. Còn đầu gân cuối cùng thì luồn lại qua dưới ròng rọc A2, quặt ngược đầu gân ra trước, khâu giữ cố định vào bao gân gấp giữa cho đốt 1 ngón tay gấp nhẹ chừng 200.
● Phẫu thuật Bunnell, Littler: Tách rời bám tận gân duỗi chung ngón 2, rút gân ra khỏi dây chằng mu cổ tay. Nối kéo dài gân nhờ gân cơ gan tay lớn, luồn gân ở dưới da, vòng qua bờ trụ của bàn tay, luồn qua gan tay ở sâu, cố định vào nền đốt 1 ngón cái tại lồi củ cơ khép.
● Phẫu thuật Boyes: Dùng cơ ngửa dài đưa ra sau cẳng tay, nối dài nó nhờ gân gan tay lớn, luồn gân này vào kẽ đốt bàn tay 3-4, luồn ra trước gan tay, cố định vào nền đốt 1 ngón cái, chỗ bám tận cơ khép ngón cái.
● Phẫu thuật Littler: Tách rời gân gấp chung nông ngón 4 ở bàm tận, rút gân ra khỏi ngón, cho ra gan tay tạo một ròng rọc cân ở gan tay, luồn gân qua ròng rọc cân rồi cố định ở nền dốt 1 ngón cái tại lồi củ cơ dạng ngón cái.
- Đóng vết mổ theo giải phẫu
...
Theo đó, phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh trụ sẽ thực hiện gồm 2 bước là bước chuẩn bị và bước tiến hành thực hiện được hưỡng dẫn như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.