Kim cương xung đột là gì? Hiện tại, Việt Nam có cấm nhập khẩu đối với kim cương xung đột không?
Kim cương xung đột là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC thì kim cương xung đột là kim cương thô do các tổ chức phiến loạn hoặc các đồng minh của tổ chức phiến loạn sử dụng để tài trợ cho các cuộc xung đột chống lại các chính quyền hợp pháp, như nêu trong những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) đã ban hành từ trước đến nay và hiện vẫn còn hiệu lực, hoặc trong những nghị quyết tương tự khác của HĐBALHQ mà có thể sẽ được thông qua trong tương lai, cũng như được nêu và được thừa nhận trong Nghị quyết 55/56 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐLHQ), hoặc trong những nghị quyết tương tự khác của ĐHĐLHQ mà có thể sẽ được thông qua trong tương lai.
Kim cương xung đột (Hình từ Internet)
Hiện tại, Việt Nam có cấm nhập khẩu đối với kim cương xung đột không?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC thì hiện tại, Việt Nam nghiêm cấm nhập khẩu đối với kim cương xung đột.
Kim cương thô bị cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu
Nghiêm cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu kim cương xung đột.
Khi thực hiện thủ tục xác nhận nhập khẩu kim cương tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu thì thương nhận phải cam kết trong đơn là kim cương thô nhập khẩu không phải là kim cương xung đột được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC.
Thủ tục xác nhận nhập khẩu tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu
1. Đối với thương nhân
Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan Hải quan cấp Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu, thương nhân nhập khẩu kim cương thô phải xác nhận nhập khẩu tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu và phải nộp các giấy tờ sau:
a. Đơn đề nghị xác nhận nhập khẩu kim cương thô. Thương nhân phải cam kết trong đơn là kim cương thô nhập khẩu không phải là kim cương xung đột (bản chính có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân);
b. Giấy chứng nhận KP gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao;
c. Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu do cơ quan Hải quan cấp;
d. Tờ khai Hải quan nhập khẩu có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu).
...
Nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong thực hiện quy định cấm nhập khẩu kim cương xung đột là gì?
Trong thực hiện quy định cấm nhập khẩu kim cương xung đột thì Bộ Công Thương có nhiệm vụ được quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương, cơ quan đầu mối quản lý xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận nhập khẩu hoặc cấp Giấy chứng nhận KP để đảm bảo việc xác nhận nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP được thực hiện đúng quy định.
2. Thông báo cho các nước thành viên, thông qua nước chủ tịch, mẫu và đặc điểm Giấy Chứng nhận KP của Việt Nam; mẫu chữ ký của cán bộ và con dấu của Phòng quản lý xuất nhập khẩu được ủy quyền cấp Giấy Chứng nhận KP;
3. Chuyển mẫu chữ ký của cán bộ và con dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận KP của các nước thành viên cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);
4. Cung cấp cho các nước thành viên khác, thông qua nước chủ tịch, các thông tin bằng tiếng Anh về các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến việc thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận KP, đồng thời cập nhật những thông tin đó khi được yêu cầu;
5. Tổng hợp và sẵn sàng cung cấp cho các nước thành viên khác, thông qua nước chủ tịch, số liệu thống kê phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Quy chế Chứng nhận KP;
6. Trao đổi kinh nghiệm và các thông tin liên quan khác, kể cả thông tin và kinh nghiệm về việc tự đánh giá, để đạt được hiệu quả tối ưu trong các trường hợp cụ thể khi thực thi các quy định của Quy chế chứng nhận KP;
7. Ưu tiên xem xét các yêu cầu từ các nước thành viên khác về việc hỗ trợ tăng cường thực hiện Quy chế Chứng nhận KP trong phạm vi lãnh thổ của các nước đó;
8. Thông báo cho nước thành viên khác, thông qua nước chủ tịch, nếu thấy rằng văn bản quy phạm pháp luật của nước đó không đảm bảo việc loại trừ kim cương xung đột trong hoạt động xuất khẩu tại nước thành viên đó;
...
12. Khuyến khích việc mua bán kim cương thô bằng việc sử dụng hệ thống ngân hàng chính thức và chứng minh được bằng các tài liệu có thể thẩm tra.
Như vậy, Bộ Công thương có nhiệm vụ thông báo cho nước thành viên khác, thông qua nước chủ tịch, nếu thấy rằng văn bản quy phạm pháp luật của nước đó không đảm bảo việc loại trừ kim cương xung đột trong hoạt động xuất khẩu tại nước thành viên đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.