Không bắt quả tang được hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma túy mà chỉ dựa theo lời khai của những người cùng sử dụng thì có được xem là nguồn chứng cứ để định tội không?
- Sử dụng trái phép chất ma túy có bị ở tù không?
- Rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Không bắt quả tang được hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma túy mà chỉ dựa theo lời khai của những người cùng sử dụng thì có được xem là nguồn chứng cứ để định tội không?
Sử dụng trái phép chất ma túy có bị ở tù không?
Bộ luật Hình sự 2015 không quy định về tội danh sử dụng trái phép chất ma túy, do đó sử dụng ma túy không bị ở tù mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy đươc quy định như sau:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;
b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này."
Sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Bên cạnh đó, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Sử dụng ma túy
Rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, như sau:
"1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."
Theo đó, người nào có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự cần đầy đủ các yếu tố về năng lực chịu trách nhiệm hình sự, yếu tố lỗi, mục đích, có hành vi phạm tội mà luật định. Việc chứng minh hành vi phạm tội phải có những chứng cứ chứng minh có hành vi đó - cụ thể ở đây là chứng cứ chứng minh có hành vi lôi kéo, rủ rê.
Không bắt quả tang được hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma túy mà chỉ dựa theo lời khai của những người cùng sử dụng thì có được xem là nguồn chứng cứ để định tội không?
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì lời khai, lời trình bày cũng được xem là nguồn chứng cứ. Tuy nhiên không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Theo quan điểm cá nhân, nếu chỉ có lời khai của những người khác về một người thì cũng không tránh khả năng là đã có sự thỏa thuận trước đó để khai báo và cần có những bằng chứng cụ thể như: tin nhắn, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình,.. kèm theo.
Việc xác định có một người có hành vi phạm tội hay không thì cần phải có kết luận của cơ quan điều tra về vụ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.