Khi thực hiện công tác tuần tra cầu giao thông nông thôn mà phát hiện hư hỏng nhưng không thể sửa được ngay thì phải làm gì?
- Khi thực hiện công tác tuần tra cầu giao thông nông thôn mà phát hiện hư hỏng nhưng không thể sửa được ngay thì phải làm gì?
- Khi Đơn vị quản lý cầu giao thông nông thôn thực hiện công tác điều tra mà phát hiện mất an toàn giao thông thì phải thực hiện các công việc gì?
- Khi nào phải thực hiện việc tuần tra cầu giao thông nông thôn?
- Tuần tra theo dõi tình trạng cầu giao thông nông thôn thì phải ghi lại những gì?
Khi thực hiện công tác tuần tra cầu giao thông nông thôn mà phát hiện hư hỏng nhưng không thể sửa được ngay thì phải làm gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, có quy định về sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không đủ điều kiện thực hiện ở bước tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật như sau:
Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không đủ điều kiện thực hiện ở bước tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật
1. Các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình cầu được phát hiện, nhưng không đủ điều kiện sửa chữa ngay khi tuần tra, theo dõi cầu và kiểm tra kỹ thuật, Đơn vị quản lý cầu phải lập kế hoạch sửa chữa công trình báo cáo Chủ quản lý sử dụng cầu.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình cầu theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì khi thực hiện công tác điều tra cầu giao thông nông thôn mà phát hiện hư hỏng nhưng không đủ điều kiện để sửa chữa ngay khi tuần tra thì đơn vị quản lý cầu phải lập kế hoạch sửa chữa báo cáo Chủ quản lý sử dụng cầu.
Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình cầu.
Cầu giao thông nông thôn (Hình từ Internet)
Khi Đơn vị quản lý cầu giao thông nông thôn thực hiện công tác điều tra mà phát hiện mất an toàn giao thông thì phải thực hiện các công việc gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, có quy định về tuần tra, theo dõi tình trạng cầu như sau:
Tuần tra, theo dõi tình trạng cầu
…
4. Trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông thì thực hiện các công việc sau:
a) Thực hiện ngay các biện pháp giảm tải trọng khai thác cầu; tổ chức hướng dẫn cho người, xe đi qua theo khoảng cách phù hợp hoặc các biện pháp hạn chế giao thông khác để bảo đảm an toàn;
b) Tạm dừng giao thông qua cầu khi thấy nguy hiểm và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ quản lý sử dụng cầu để quyết định phân luồng giao thông;
c) Các công việc cần thiết khác.
…
Như vậy, theo quy định trên thì khi Đơn vị quản lý cầu giao thông nông thôn thực hiện công tác điều tra mà phát hiện mất an toàn giao thông thì phải thực hiện các công việc sau:
- Thực hiện ngay các biện pháp giảm tải trọng khai thác cầu; tổ chức hướng dẫn cho người, xe đi qua theo khoảng cách phù hợp hoặc các biện pháp hạn chế giao thông khác để bảo đảm an toàn;
- Tạm dừng giao thông qua cầu khi thấy nguy hiểm và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ quản lý sử dụng cầu để quyết định phân luồng giao thông;
- Các công việc cần thiết khác.
Khi nào phải thực hiện việc tuần tra cầu giao thông nông thôn?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, có quy định về tuần tra, theo dõi tình trạng cầu như sau:
Tuần tra theo dõi tình trạng cầu
…
6. Số lần tuần tra cầu, việc kết hợp giữa tuần tra với bảo dưỡng cầu:
a) Số lần thực hiện tuần tra theo dõi tình trạng cầu được thực hiện theo yêu cầu của từng cầu, nhưng không ít hơn: 01 lần/tuần đối với cầu đưa vào khai thác dưới 05 năm; 02 lần/tuần đối với cầu đã đưa vào khai thác từ 05 năm trở lên; 01 lần/ngày đối với tất cả các cầu trong những ngày có bão, lũ, lụt. Các trường hợp khác theo yêu cầu của Chủ quản lý sử dụng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cầu xuống cấp có nguy cơ mất an toàn;
b) Công việc tuần tra theo dõi, tình trạng cầu được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc tuân tra cầu giao thông nông thôn thực hiện số lần tuần tra như sau: Thực hiện tuần tra theo dõi tình trạng cầu phụ thuộc theo yêu cầu của từng cầu khác nhau
- Nếu cầu đã đưa vào khai thác dưới 05 năm thì 01 lần/tuần
- Nếu cầu đã đưa vào khai thác từ 05 trở lên thì 02 lần/tuần
- Nếu cầu trong những ngày bão lụt thì 01 lần/ngày
- Và các trường hợp khác theo yêu cầu của Chủ quản lý sử dụng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cầu xuống cấp có nguy cơ mất an toàn.
Tuần tra theo dõi tình trạng cầu giao thông nông thôn thì phải ghi lại những gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT, có quy định về tuần tra, theo dõi tình trạng cầu như sau:
Tuần tra theo dõi tình trạng cầu
...
5. Ghi nhật ký khi tuần tra theo dõi tình trạng cầu. Nội dung nhật ký bao gồm :
a) Thời gian tuần tra;
b) Người thực hiện;
c) Các hư hỏng được phát hiện; các hư hỏng được sửa chữa khi tuần tra, các hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa khi tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;
d) Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý;
đ) Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại. Người tuần tra cầu sau khi ghi nhật ký phải ký và ghi rõ họ tên.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc tuần tra theo dõi tình trạng cầu giao thông nông thôn thì nội dung nhật ký gồm:
- Thời gian tuần tra;
- Người thực hiện;
- Các hư hỏng được phát hiện, các hư hỏng được sửa chữa khi tuần tra, các hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;
- Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý
- Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại, người tuần tra sau khi ghi nhật ký phải ký và ghi rõ họ tên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.