Khi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia, bài thi tự luận và trắc nghiệm có bao nhiêu câu hỏi và thang điểm như thế nào?
- Bài thi tự luận khi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia có mấy câu hỏi và thang điểm như thế nào?
- Thang điểm bài thi trắc nghiệm khi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia như thế nào?
- Với từng bài thi, thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
- Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu vi phạm quy chế của kỳ sát hạch có bị trừ điểm không?
Bài thi tự luận khi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia có mấy câu hỏi và thang điểm như thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 thì Đường sắt quốc gia thuộc hệ thống đường sắt Việt Nam, đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.
Bài thi tự luận khi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Hình thức sát hạch
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
1. Thi viết
a) Thời gian làm bài: 150 phút;
b) Số lượng câu hỏi: 06 câu, trong đó có ít nhất 02 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
c) Tổng điểm tối đa: 10 điểm.
...
Theo quy định trên, thời gian làm bài thì viết là 150 phút;
Số lượng câu hỏi: 06 câu, trong đó có ít nhất 02 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
Tổng điểm tối đa: 10 điểm.
Trước đây, căn cứ theo Điều 43 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về bài thi tự luận như sau:
Bài thi tự luận
1. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian chép đề).
2. Số lượng câu hỏi:
a) Phần kiến thức chung: 4 câu;
b) Phần kiến thức chuyên môn: 2 câu.
3. Thang điểm: Điểm tối đa là 10 điểm và được quy định như sau:
a) Mỗi một câu hỏi phần kiến thức chung được tối đa 1,5 điểm;
b) Mỗi câu hỏi về phần kiến thức chuyên môn được tối đa 02 điểm.
Theo quy định trên, thời gian làm bài thi tự luận sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia là 150 phút (không kể thời gian chép đề).
Số lượng câu hỏi bài thi tự luận như sau:
- Phần kiến thức chung: 4 câu;
- Phần kiến thức chuyên môn: 2 câu.
Bài thi tự luận có thang điểm tối đa là 10 điểm và được quy định như sau:
- Mỗi một câu hỏi phần kiến thức chung được tối đa 1,5 điểm;
- Mỗi câu hỏi về phần kiến thức chuyên môn được tối đa 02 điểm.
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Thang điểm bài thi trắc nghiệm khi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia như thế nào?
Thang điểm bài thi trắc nghiệm khi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính
- Thời gian làm bài: 60 phút;
- Số lượng câu hỏi: 60 câu, trong đó có ít nhất 20 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
- Tổng điểm tối đa: 60 điểm, trong đó mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Trước đây, căn cứ theo Điều 44 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về bài thi trắc nghiệm như sau:
Bài thi trắc nghiệm
1. Thời gian làm bài: 60 phút.
2. Số lượng câu hỏi:
a) Phần kiến thức chung: 30 câu;
b) Phần kiến thức chuyên môn: 15 câu.
3. Thang điểm: Điểm tối đa là 45 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Theo đó, thời gian làm bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia là 60 phút.
Tổng số lượng câu hỏi là 45 câu, trong đó, phần kiến thức chung 30 câu và phần kiến thức chuyên môn 15 câu.
Thang điểm bài thi trắc nghiệm sát hạch lý thuyết tối đa là 45 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Với từng bài thi, thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu được quy định tại Điều 43 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
2. Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Theo đó, thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
- Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Trước đây, căn cứ theo Điều 45 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điều kiện công nhận đạt yêu cầu như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với thi tự luận
a) Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.
2. Đối với thi trắc nghiệm
a) Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
c) Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Theo đó, thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với thi tự luận:
+ Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
+ Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.
- Đối với thi trắc nghiệm:
- Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
- Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
- Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu vi phạm quy chế của kỳ sát hạch có bị trừ điểm không?
Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu vi phạm quy chế của kỳ sát hạch có bị trừ điểm không thì theo Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) không có quy định thay thế tương ứng Điều 46 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT trước đây.
Trước đây, căn cứ theo Điều 46 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Trừ điểm khi vi phạm
Thí sinh vi phạm quy chế của kỳ sát hạch sẽ bị lập biên bản và bị trừ điểm như sau:
1. Trừ 25% tổng số điểm của bài làm nếu thi tự luận.
2. Trừ 10% tổng số điểm của bài làm nếu thi trắc nghiệm.
Theo quy định trên, thí sinh vi phạm quy chế của kỳ sát hạch sẽ bị lập biên bản và bị trừ điểm như sau:
- Trừ 25% tổng số điểm của bài làm nếu thi tự luận.
- Trừ 10% tổng số điểm của bài làm nếu thi trắc nghiệm.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.