Khi nhà cung cấp đã hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đối tác có thể chuyển tiền trả nợ vào tài khoản của nhà cung cấp được không?
- Giải thể doanh nghiệp là nhà cung cấp được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hồ sơ giải thể doanh nghiệp là nhà cung cấp bao gồm những tài liệu nào?
- Khi nhà cung cấp đã hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đối tác có thể chuyển tiền trả nợ vào tài khoản của nhà cung cấp được không?
Giải thể doanh nghiệp là nhà cung cấp được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:
Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Theo đó, giải thể doanh nghiệp là nhà cung cấp được thực hiện trong trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Giải thể doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp là nhà cung cấp bao gồm những tài liệu nào?
Theo Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
2. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
3. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo quy định trên, hồ sơ giải thể doanh nghiệp là nhà cung cấp bao gồm những tài liệu sau:
+ Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Lưu ý rằng trong trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều 210 nêu trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết.
Đồng thời phải chịu trách nhiệm về số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Khi nhà cung cấp đã hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đối tác có thể chuyển tiền trả nợ vào tài khoản của nhà cung cấp được không?
Theo điểm c khoản 1 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về đóng tài khoản thanh toán như sau:
Đóng tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
...
c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
...
Theo quy định tại khoản 6 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
...
6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
...
Như vậy, khi nhà cung cấp đã hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp thì tài khoản thanh toán của nhà cung cấp đã bị đóng nên chị không thể chuyển tiền vào tài khoản của nhà cung cấp.
Nếu nhà cung cấp đã hoàn tất thủ tục giải thể thì phần tài sản còn dư sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Do đó số tiền bên công ty chị trả cũng sẽ chia cho các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu công ty theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.