Khi nào trợ giúp viên pháp lý trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý? Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên bao gồm những gì?

Khi nào trợ giúp viên pháp lý trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý? Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gồm những gì và nộp hồ sơ bằng cách nào? Cộng tác viên trợ trợ giúp pháp lý có được dùng thẻ cộng tác viên thay giấy giấy tờ tùy thân khác hay không?

Khi nào trợ giúp viên pháp lý trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý?

Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
3. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương.
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đối với người không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan.
...

Như vậy, trợ giúp viên pháp lý đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Khi nào trợ giúp viên pháp lý trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý? Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên bao gồm những gì?

Khi nào trợ giúp viên pháp lý trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý? Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên bao gồm những gì? (hình từ internet)

Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gồm những gì và nộp hồ sơ bằng cách nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 144/2017/NĐ-CP thì người đề nghị bổ nhiệm cộng tác viên trợ giúp pháp lý, nộp một bộ hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị làm cộng tác viên theo mẫu;

- Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.

Tiếp đó, người đề nghị có thể nộp hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên bằng một trong các cách sau đây:

- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm, người đề nghị làm cộng tác viên nộp các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 144/2017/NĐ-CP; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ quy định tại điểm a, và điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;

- Trường hợp gửi qua fax, hình thức điện tử, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 144/2017/NĐ-CP đến Trung tâm.

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý có được dùng thẻ cộng tác viên thay giấy tờ tùy thân khác hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên phải mang theo thẻ cộng tác viên và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
2. Cộng tác viên có trách nhiệm bảo quản thẻ cộng tác viên. Nghiêm cấm việc dùng thẻ cộng tác viên vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng. Cộng tác viên không được dùng thẻ cộng tác viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác; không được cho người khác mượn thẻ cộng tác viên; khi mất thẻ cộng tác viên thì phải thông báo bằng văn bản ngay cho Giám đốc Trung tâm nơi ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Cộng tác viên vi phạm các quy định về việc sử dụng thẻ cộng tác viên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị thu hồi thẻ, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sụ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, công tác viên trợ giúp pháp lý không được dùng thẻ cộng tác viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác; không được cho người khác mượn thẻ cộng tác viên

Như vậy, công tác viên trợ giúp pháp lý không được dùng thẻ cộng tác viên để thay giấy tờ tùy thân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
312 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào