Khi nào thì phải tạm giam ở khu riêng người phạm tội cướp giật tài sản theo quy định hiện hành?

Cho hỏi: Khi nào thì phải tạm giam ở khu riêng người phạm tội cướp giật tài sản theo quy định hiện hành? Có tạm giam đồng phạm trong vụ án cướp giật tài sản chung buồng không? câu hỏi của anh Trí (Cần Thơ).

Khi nào thì phải tạm giam ở khu riêng người phạm tội cướp giật tài sản theo quy định?

Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
a) Người bị tạm giữ;
b) Người bị tạm giam;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Phụ nữ;
đ) Người nước ngoài;
e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
i) Người bị kết án tử hình;
k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
...

Chiếu theo quy định này thì người phạm tội cướp giật tài sản tạm giam ở khu riêng khi người phạm tội này thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Khi nào thì phải tạm giam ở khu riêng người phạm tội cướp giật tài sản theo quy định hiện hành?

Khi nào thì phải tạm giam ở khu riêng người phạm tội cướp giật tài sản theo quy định hiện hành? (hình từ internet)

Có tạm giam đồng phạm trong vụ án cướp giật tài sản chung buồng không?

Cũng tại Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.

Theo quy định này sẽ không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Như vậy sẽ không tạm giam đồng phạm trong vụ án cướp giật tài sản chung buồng.

Hồ sơ quản lý người bị tạm giam gồm những nội dung gì?

Theo Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Các lệnh, quyết định, biên bản về việc bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam, truy nã, trả tự do, trích xuất, điều chuyển nơi giam giữ; các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân;
b) Biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; biên bản giao nhận tiền, tài sản khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý; quyết định, biên bản hủy đồ vật thuộc danh mục cấm;
c) Danh bản, chỉ bản, lý lịch và tài liệu về nhân thân; tài liệu liên quan đến việc chấp hành các quy định về giam giữ; biên bản, quyết định kỷ luật về việc vi phạm nội quy, pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; tài liệu về sức khỏe, khám, chữa bệnh; tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời gian bị giam giữ; tài liệu liên quan đến việc giải quyết chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tài liệu về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
d) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án; quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với người bị tạm giam mà trước đó đã bị tạm giữ thì hồ sơ tạm giam còn bao gồm các tài liệu trong hồ sơ tạm giữ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.

Chiếu theo quy định này thì hồ sơ quản lý người bị tạm giam gồm các lệnh, quyết định, biên bản về việc bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam, truy nã, trả tự do, trích xuất, điều chuyển nơi giam giữ và các tài liệu kể trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,145 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào