Khi không đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip thì có phải bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Chứng minh nhân dân của tôi làm năm 2010, tới năm 2019 tôi làm thẻ căn cước công dân và hiện chưa muốn đổi sang thẻ gắn chip thì có được không? Tôi không đi đổi thì có bị phạt không? Mức phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?

Giá trị của chứng minh nhân dân là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 2 điều 38 Luật căn cước công dân năm 2014, chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP ghi nhận chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/1/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Khi không đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip thì có phải bị phạt không?

Khi không đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip thì có phải bị phạt không?

Thẻ căn cước công dân được cấp đổi khi nào?

Theo khoản 1 điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau:

- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

Theo khoản 2 điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp bị mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định Luật Quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, trường hợp chứng minh nhân dân, căn cước công dân cũ vẫn đang còn giá trị sử dụng; không bị hư hỏng, sai sót hay thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng, xác định lại giới tính, quê quán thì không phải đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip.

Công dân có yêu cầu cấp đổi thẻ Căn cước công dân có gắn chip thì phải trả chi phí bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC thì mức thu lệ phí của công dân được quy định như sau:

- Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Theo đó, khi muốn đổi sang thẻ Căn cước công dân có gắn chip thì công dân đó phải trả phí cấp thẻ là 30.000 đồng/thẻ.

Mức xử phạt khi không thực hiện việc đổi sang căn cước công dân có gắn chip được quy định như thế nào?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì khi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cá nhân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA thì thủ tục để đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

- Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

- Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

- Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

- Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Như vậy, khi thẻ căn cước công dân của anh/chị vẫn còn hiệu lực theo quy định được đề cập trên thì anh/chị vẫn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân này. Tuy nhiên trong trường hợp buộc phải cấp lại hoặc đổi thẻ căn cước nhưng anh/chị không thực hiện thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền được đề cập tại bài viết trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,538 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào