Khi có yêu cầu dẫn độ lại thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ không?
Khi có yêu cầu dẫn độ lại thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ không?
Theo Điều 40 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về quyết định dẫn độ như sau:
Quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
...
Theo quy định tại Điều 45 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về dẫn độ lại như sau:
Dẫn độ lại
Trường hợp người đã bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt ở nước ngoài và quay trở lại Việt Nam thì nước yêu cầu dẫn độ có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó kèm theo các tài liệu quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này; trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh không tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ theo quy định tại Điều 40 của Luật này; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã quyết định dẫn độ trước đây quyết định dẫn độ lại đối với người đó. Việc áp giải người bị dẫn độ lại được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Theo quy định trên, trường hợp người đã bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt ở nước ngoài và quay trở lại Việt Nam thì nước yêu cầu dẫn độ có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó.
Và trong trường hợp này Tòa án nhân dân cấp tỉnh không tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã quyết định dẫn độ trước đây quyết định dẫn độ lại đối với người đó.
Dẫn độ lại (Hình từ Internet)
Việc áp giải người bị dẫn độ lại được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 43 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về áp giải người bị dẫn độ như sau:
Áp giải người bị dẫn độ
1. Cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian, địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ thoả thuận trước bằng văn bản. Thời hạn tiếp nhận người bị dẫn độ không quá mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực.
2. Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.
Theo đó, cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ tổ chức việc áp giải người bị dẫn độ theo thời gian, địa điểm tiếp nhận do Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ thoả thuận trước bằng văn bản.
Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.
Chi phí về dẫn độ lại do ai thực hiện chi trả?
Theo Điều 48 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về chi phí về dẫn độ như sau:
Chi phí về dẫn độ
Nước yêu cầu dẫn độ phải chịu mọi chi phí về dẫn độ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc dẫn độ thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Như vậy, chi phí về dẫn độ lại do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp Việt Nam chịu chi phí cho việc dẫn độ thì chi phí đó do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.