Khi áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp thì nhà sản xuất cần đảm bảo cam kết đủ những nội dung gì?
- Khi áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp thì nhà sản xuất cần đảm bảo cam kết đủ những nội dung gì?
- Việc áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp được thực hiện như thế nào?
- Nhà sản xuất có thể yêu cầu cơ quan điều tra bảo mật thông tin cam kết hay không?
Khi áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp thì nhà sản xuất cần đảm bảo cam kết đủ những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về nội dung cam kết khi áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp như sau:
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
...
2. Cam kết bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi hàng hóa;
b) Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
c) Nghĩa vụ thông báo định kỳ;
d) Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
đ) Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
...
Theo quy định trên thì nhà sản xuất khi áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp cần cam kết với cơ quan điều tra về phạm vi hàng hóa; giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá; nghĩa vụ thông báo định kỳ cũng như nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết và các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Khi áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp thì nhà sản xuất cần đảm bảo cam kết đủ những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng biện pháp cam kết trong trong vụ việc điều tra chống trợ cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về việc áp dụng biện pháp cam kết như sau:
Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
...
2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:
a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc Chính phủ nước trợ cấp hàng hóa có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác;
b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
...
Như vậy, sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra thì nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra chống trợ cấp có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.
Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Nhà sản xuất có thể yêu cầu cơ quan điều tra bảo mật thông tin cam kết hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc yêu cầu bảo mật nội dung cam kết khi thực hiện biện pháp cam kết như sau:
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
...
6. Cơ quan điều tra thông báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan. Các bên liên quan có quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong thông báo. Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật, Bên đề nghị thực hiện bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
Dẫn chiếu Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc bảo mật thông tin như sau:
Bảo mật thông tin
1. Cơ quan điều tra có trách nhiệm công khai thông tin không bảo mật liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Việc công khai thông tin được thực hiện qua phương thức điện tử hoặc phương thức khác phù hợp với hạ tầng kỹ thuật của Cơ quan điều tra.
2. Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin do bên liên quan cung cấp gồm:
a) Bí mật quốc gia và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin mà bên cung cấp cho là mật và được Cơ quan điều tra chấp nhận đề nghị bảo mật thông tin.
3. Các thông tin do bên liên quan cung cấp phải được lập thành 02 bản gồm bản thông tin bảo mật và bản thông tin công khai. Đối với các thông tin bảo mật, bên liên quan phải gửi kèm bản giải trình chi tiết về lý do đề nghị bảo mật và bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật có thể công bố công khai cho các bên liên quan khác.
4. Trường hợp không chấp nhận đề nghị bảo mật của bên cung cấp thông tin hoặc bên cung cấp thông tin không cung cấp bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cơ quan điều tra sẽ không sử dụng thông tin này.
5. Trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra hạn chế công khai thông tin về vụ việc.
Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật như bí mật quốc gia và bí mật khác theo quy định của pháp luật hay thông tin mà bên cung cấp cho là mật thì nhà sản xuất có thể yêu cầu cơ quan điều tra bảo mật thông tin về nội dung đã cam kết.
Các thông tin do bên liên quan cung cấp phải được lập thành 02 bản gồm bản thông tin bảo mật và bản thông tin công khai. Đối với các thông tin bảo mật, bên liên quan phải gửi kèm bản giải trình chi tiết về lý do đề nghị bảo mật và bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật có thể công bố công khai cho các bên liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.