Khảo nghiệm giống cây trồng có bao gồm khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng hay không?

Cho tôi hỏi: Khảo nghiệm giống cây trồng có bao gồm khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng hay không? Khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng có được thực hiện tại 2 địa điểm khác nhau không? Câu hỏi của anh M (TP.HCM)

Khảo nghiệm giống cây trồng có bao gồm khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng hay không?

Căn cứ Điều 18 Luật Trồng trọt 2018 quy định nội dung khảo nghiệm giống cây trồng như sau:

Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng
1. Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.
2. Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng bao gồm:
a) Khảo nghiệm có kiểm soát;
b) Khảo nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng;
c) Khảo nghiệm diện rộng trên đồng ruộng.

Theo đó, nội dung khảo nghiệm giống cây trồng bao gồm:

(1) Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.

(2) Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng bao gồm:

- Khảo nghiệm có kiểm soát;

- Khảo nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng;

- Khảo nghiệm diện rộng trên đồng ruộng.

Như vậy, khảo nghiệm giống cây trồng có bao gồm khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng theo quy định.

Khảo nghiệm giống cây trồng có bao gồm khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng hay không?

Khảo nghiệm giống cây trồng có bao gồm khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng hay không? (Hình từ Internet)

Khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng có được thực hiện tại 2 địa điểm khác nhau không?

Căn cứ Điều 19 Luật Trồng trọt 2018 quy định về yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng như sau:

Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng
1. Khảo nghiệm giống cây trồng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này chỉ được tiến hành tại 01 địa điểm cố định.
2. Khảo nghiệm giống cây trồng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng khảo nghiệm ở vùng nào thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng ở vùng đó.
3. Phương pháp khảo nghiệm và phân vùng khảo nghiệm giống cây trồng được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm.
4. Vườn cây của giống cây trồng lâu năm do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành thiết lập phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu cần thiết.
5. Khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng được tiến hành đồng thời.
6. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng giống.
7. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

Quy định trên có đề cập, khảo nghiệm giống cây trồng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này chỉ được tiến hành tại 01 địa điểm cố định.

Như vậy, việc khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng chỉ được thực hiện tại 01 địa điểm cố định.

Giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành phải được lưu mẫu trong thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 20 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:

Lưu mẫu giống cây trồng
1. Mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng (sau đây gọi là mẫu lưu) do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt quản lý.
2. Việc lưu mẫu giống cây trồng được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Lưu vật liệu nhân giống cây trồng;
b) Lưu giải trình tự gen của giống cây trồng;
c) Lưu vật liệu nhân giống cây trồng và giải trình tự gen của giống cây trồng.
3. Mẫu lưu được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Làm giống khảo nghiệm, giống đối chứng, giống tương tự, giống điển hình trong khảo nghiệm;
b) Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng giống cây trồng;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định, mẫu giống cây trồng khi đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt quản lý.

Việc lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp hữu tính được quy định như thế nào?

Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT quy định về việc lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp hữu tính như sau:

(1) Trước khi khảo nghiệm để đăng ký công nhận lưu hành hoặc đăng ký công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, tổ chức, cá nhân nộp mẫu lưu, Tờ khai kỹ thuật mẫu giống cây trồng quy định tại Phụ lục I, khối lượng mẫu lưu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định được công nhận.

(2) Khi tiếp nhận mẫu lưu, tổ chức lưu mẫu lập Biên bản giao nộp mẫu lưu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

Kiểm tra chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được mẫu giống;

Gửi thông tin về tên giống, tổ chức, cá nhân có mẫu lưu, tổ chức lưu mẫu tới Cục Trồng trọt để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục khi giống đạt chất lượng.

Trường hợp chất lượng mẫu giống không đạt, đề nghị tổ chức, cá nhân có giống nộp lại mẫu giống.

(3) Hằng năm, tổ chức lưu mẫu kiểm tra chất lượng mẫu lưu.

Tổ chức lưu mẫu đề nghị tổ chức, cá nhân có giống nộp bổ sung mẫu hạt giống trong trường hợp chất lượng không đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống hoặc khối lượng mẫu lưu còn lại dưới 50% theo quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Mẫu hạt giống nộp bổ sung phải đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống và tính đúng giống.

Giống cây trồng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
Pháp luật
Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào?
Pháp luật
Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng có cần phải mô tả đặc tính của giống hay không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào? Yêu cầu cấp Quyết định này có phải nộp lệ phí?
Pháp luật
Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
Pháp luật
Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán có phải kiểm tra nhà nước về chất lượng không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng được tiến hành như thế nào? Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ ở đâu?
Pháp luật
Lô giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng thì được xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tổ chức lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp hữu tính đề nghị tổ chức, cá nhân có giống nộp bổ sung mẫu hạt giống khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống cây trồng
484 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống cây trồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giống cây trồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào