Hợp đồng lao động 01 năm nhận lương theo ngày thì có phải là hợp đồng khoán việc không? Người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc có thể đóng bảo hiểm xã hội không?
Hợp đồng lao động 01 năm nhận lương theo ngày thì có phải là hợp đồng khoán việc không?
Hiện tại Bộ luật lao động 2019 không có quy định nào về hợp đồng khoán việc, và cũng như không có văn bản pháp luật nào quy định về loại hợp đồng này. Tuy nhiên hợp đồng khoán việc hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi và được thừa nhận bởi pháp luật.
Để giải thích về sự thừa nhận của pháp luật ta có thể căn cứ vào Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
Ngoài ra tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng như sau:
"Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."
Theo đó hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc khi hoàn thành công việc được giao. Như vậy hợp đồng khoán việc không trái với quy định của pháp luật. Bên giao việc sẽ kiểm tra kết quả công việc của bên nhận việc và có trách nhiệm trả lương theo thỏa thuận. Nếu hợp đồng khoán việc không làm trái các quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội thì hợp đồng đó hợp pháp.
Hiện nay, có 02 loại hợp đồng khoán việc:
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng, trong đó, bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
- Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Do đó, có thể thấy hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động.
Chị cần xác định rõ hợp đồng chị đã ký kết với công nhân đó là hợp đồng khoán việc hay hợp đồng lao động để tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến bị xử phạt hành chính.
Tải về mẫu Hợp đồng khoán việc mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng lao động 01 năm nhận lương theo ngày thì có phải là hợp đồng khoán việc không?
Người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc có thể đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
......
Theo đó đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội làm những người lao động có ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng và Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Và không có quy định nào về người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả.
Nếu như chị muốn cho người lao động của mình tham gia bảo hiểm xã hội có thể hỗ trợ chi phí để họ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào?
Trong trường hợp chị xác định hợp đồng mình đã ký kết với người lao động là hợp đồng lao động thì căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
..."
Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
....
Theo đó mức đóng cho người lao động làm việc theo hợp đồng được quy định bởi pháp luật sẽ là 8% mức tiền lương tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.