Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam họp bất thường khi có ít nhất mấy thành viên Hội đồng quản trị đề nghị?

Cho hỏi: Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam họp bất thường khi có ít nhất mấy thành viên của Hội đồng quản trị đề nghị? Cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu thành viên Hội đồng quản trị có mặt? - câu hỏi của chị Như (Cần Thơ)

Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam họp bất thường khi có ít nhất mấy thành viên Hội đồng quản trị đề nghị?

Theo khoản 2 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:

Họp Hội đồng quản trị và Biên bản họp Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; ít nhất một tháng họp một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được ủy quyền) triệu tập và chủ trì để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
2. Hội đồng quản trị họp bất thường khi có đề nghị của một trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị;
b) Tổng giám đốc hoặc Trưởng Ban kiểm soát;
c) Ít nhất hai thành viên của Hội đồng quản trị.
Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường phải lập bằng văn bản, trong đó nêu rõ mục đích họp, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Người có thẩm quyền triệu tập hợp Hội đồng quản trị có quyền từ chối đề nghị nêu trên nếu vấn đề cần thảo luận và quyết định không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị nhưng phải thông báo cho người đề nghị và các thành viên Hội đồng quản trị biết.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập hợp trong vòng 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị triệu tập nêu tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được ủy quyền không chấp nhận triệu tập cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ trường hợp không thể triệu tập hợp được vì lý do bất khả kháng. Trong trường hợp này, người đề nghị nêu tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này có thể thay thế Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập hợp Hội đồng quản trị.
...

Theo quy định Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam họp bất thường khi có ít nhất 02 thành viên của Hội đồng quản trị đề nghị.

Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường phải lập bằng văn bản, trong đó nêu rõ mục đích họp, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Người có thẩm quyền triệu tập hợp Hội đồng quản trị có quyền từ chối đề nghị nêu trên nếu vấn đề cần thảo luận và quyết định không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị nhưng phải thông báo cho người đề nghị và các thành viên Hội đồng quản trị biết.

Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu thành viên Hội đồng quản trị có mặt?

Theo khoản 5 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:

Họp Hội đồng quản trị và Biên bản họp Hội đồng quản trị
...
5. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng quản trị có mặt.
6. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị chỉ có hiệu lực khi có trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị dự họp biểu quyết tán thành hoặc có ý kiến tán thành bằng văn bản, trường hợp ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của người chủ trì cuộc họp. Thành viên Ban kiểm soát có quyền dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.
7. Đối với những công việc có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ thì có thể mời đại diện có thẩm quyền của các tổ chức, cơ quan đó tham dự phiên họp. Các phiên họp có nội dung công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì phải mời đại diện Công đoàn Ngân hàng Phát triển Việt Nam tham dự.
8. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản;
b) Trình tự, thủ tục lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quy định trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.
...

Theo quy định thì cuộc họp Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị có mặt.

ngân hàng phát triển việt nam

Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam họp bất thường khi có ít nhất mấy thành viên Hội đồng quản trị đề nghị? (Hình từ Internet)

Biên bản họp Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam được lập bằng tiếng gì?

Theo khoản 9 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:

Họp Hội đồng quản trị và Biên bản họp Hội đồng quản trị
...
8. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản;
b) Trình tự, thủ tục lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quy định trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.
9. Biên bản họp Hội đồng quản trị:
a) Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được ghi vào số biên bản, trường hợp cần thiết có thể ghi âm. Biên bản được lập bằng tiếng Việt theo thể thức và các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
b) Biên bản họp Hội đồng quản trị và các tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại Trụ sở chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Như vậy, theo quy định các cuộc họp của Hội đồng quản trị được ghi vào số biên bản, trường hợp cần thiết có thể ghi âm.

Biên bản họp Hội đồng quản trị được lập bằng tiếng Việt theo thể thức và các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;

Biên bản họp Hội đồng quản trị và các tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại Trụ sở chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

629 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào