Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tự động chấm dứt hoạt động khi nào?
- Ai có quyền thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được sử dụng con dấu của doanh nghiệp không?
- Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tự động chấm dứt hoạt động khi nào?
Ai có quyền thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Quyền thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Quy trình giải thể doanh nghiệp
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày xác định doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp xem xét giải thể quy định tại Điều 39 Nghị định này, người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện các bước giải thể doanh nghiệp.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 42 Nghị định này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 40 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể doanh nghiệp
...
2. Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
b) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể. Cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể;
- Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
Ai có quyền thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? (Hình từ Internet)
Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được sử dụng con dấu của doanh nghiệp không?
Hội đồng giải thể doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng giải thể
1. Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của doanh nghiệp để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
2. Sau khi có quyết định giải thể và đăng báo giải thể doanh nghiệp, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
a) Thu hồi con dấu của doanh nghiệp bị giải thể để phục vụ việc giải thể;
b) Tổ chức giải thể doanh nghiệp theo Quyết định giải thể đã được phê duyệt; cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác; việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bị giải thể thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc giải thể và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, Hội đồng giải thể phải lập báo cáo tài chính về giải thể doanh nghiệp, trình người quyết định giải thể doanh nghiệp; lập hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp và gửi đến cơ quan
Như vậy, theo quy định, Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được sử dụng con dấu của doanh nghiệp để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tự động chấm dứt hoạt động khi nào?
Thời điểm chấm dứt hoạt động Hội đồng giải thể doanh nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Quy trình giải thể doanh nghiệp
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày xác định doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp xem xét giải thể quy định tại Điều 39 Nghị định này, người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện các bước giải thể doanh nghiệp.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 42 Nghị định này.
3. Sau khi có quyết định giải thể:
a) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 43 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 45 Nghị định này;
c) Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
4. Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật và cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể.
Theo đó, Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tự động chấm dứt hoạt động khi doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật và cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.