Xe ô tô không đủ tiền trong tài khoản trả phí tự động khi đi vào làn thu phí không dừng sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng?
- Thu phí điện tử không dừng là gì?
- Thực hiện việc thu phí điện tử không dừng được quy định như thế nào? Mức phạt khi đi vào làn thu phí mà không đủ tiền trong tài khoản trả phí tự động?
- Tài khoản hết tiền có được đi vào làn thu phí điện tử không dừng hay không?
- Một số app dịch vụ nạp tiền vào tài khoản giao thông dành cho phương tiện áp dụng thu phí điện tử không dừng?
Thu phí điện tử không dừng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
- Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
- Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng).
Xe ô tô không đủ tiền trong tài khoản trả phí tự động khi đi vào làn thu phí không dừng sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng?
Thực hiện việc thu phí điện tử không dừng được quy định như thế nào? Mức phạt khi đi vào làn thu phí mà không đủ tiền trong tài khoản trả phí tự động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về thực hiện việc thu phí điện tử không dừng như sau:
-Tiến độ thực hiện việc thu phí điện tử không dừng
+ Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng.
+ Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng theo quy định của Quyết định này.
+ Đối với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành do Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án.
- Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, chỉ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi thực hiện thu phí điện tử không dừng theo quy định của Quyết định này.
- Căn cứ điều kiện cụ thể đối với từng trạm thu phí, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định:
+ Việc duy trì mỗi trạm thu phí có 01 làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng) trên mỗi chiều lưu thông.
+ Thời điểm chuyển làn hỗn hợp nêu tại điểm a khoản này sang thu phí điện tử không dừng và thực hiện thu phí toàn bộ theo hình thức điện tử không dừng.
+ Tạm dừng và thời gian tạm dừng việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các trạm thu phí chưa thực hiện việc thu phí điện tử không dừng theo điểm a, b, khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 7 của Quyết định này do lỗi của nhà đầu tư.
+ Việc thực hiện thu phí điện tử không dừng đối với các trạm thu phí có thời gian hoàn vốn còn lại dưới 03 năm đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt khi không đủ điều kiện thu phí theo hình thức tự động không dừng đi vào làn ETC như sau:
Phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí.
Tài khoản hết tiền có được đi vào làn thu phí điện tử không dừng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Mục 12 Chỉ thị 39/CT-TTG năm 2020 quy định về đẩy nhanh tiến độ triển khai và tăng cường sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng theo đó:
- Thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho phương tiện giao thông đường bộ tại lần kiểm định gần nhất, hoặc ngay khi qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng.
- Tuyệt đối không điều khiển phương tiện đi vào cửa dành riêng cho thu phí điện tử không dừng khi phương tiện chưa gắn thẻ đầu cuối hoặc đã gắn thẻ đầu cuối nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch thu phí.
- Tích cực hợp tác với các lực lượng chức năng và các đơn vị có liên quan tại các trạm thu phí; không có hành vi gây rối, cản trở hoạt động thu phí, đặc biệt là tại các trạm đã lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch thi phí thì không được phép điều khiển phương tiện đi vào cửa riêng dành cho thu phí điện tử không dừng.
Một số app dịch vụ nạp tiền vào tài khoản giao thông dành cho phương tiện áp dụng thu phí điện tử không dừng?
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng đã triển khai thực hiện các app giúp nào tiền cho phương tiện giao thông sử dụng hình thức thu phí điện tử không dừng trong đó có app VETC hoặc EPASS trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking:
VETC/ePass là dịch vụ thu phí tự động đường bộ VETC/ EPASS được áp dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) sử dụng sóng radio để nhận diện tự động phương tiện xe cơ giới khi đi qua trạm thu phí không dừng làn ETC. Thông qua thẻ định danh VETC/ EPASS dán trên phương tiện, dịch vụ giúp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí không phải dừng chờ thanh toán, giữ được tốc độ lưu thông ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Điều kiện sử dụng dịch vụ: Khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và đã đăng ký sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking và tài khoản đủ số dư, hạn mức để nạp tiền vào VETC/ EPASS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.