Vô tình nhặt được gỗ quý trong đất của mình thì có phải nộp cho cơ quan nhà nước hay không? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi tiếp nhận thông tin như thế nào?
Xác định quyền sỡ hữu đối với tài sản vô chủ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP được quy định như sau:
Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
"...
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng).
..."
Như vậy, theo quy định trên thì khi thực hiện xác định chủ của khúc gỗ nhưng không xác định được thì tài sản đó thuộc về tài sản toàn dân.
Vô tình nhặt được gỗ quý trong đất của mình thì có phải nộp cho cơ quan nhà nước hay không? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi tiếp nhận thông tin như thế nào?
Trách nhiệm cá nhân thực hiện khai báo khi phát hiện tài sản bị chôn vùi?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 21 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 21. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan, người có thẩm quyền sau đây:
a) Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc khu vực quân sự.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự.
c) Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi gần nhất đối với tài sản bị chìm đắm không thuộc khu vực quân sự.
Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm chịu trách nhiệm về thông tin đã thông báo.
..."
Như vậy, trong trường hợp trên khúc gỗ bị chôn vùi được tìm thấy thì đối tượng tìm thấy sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan, người có thẩm quyền.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi được thông báo phát hiện tài sản bị chôn vùi?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"...
Điều 21. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
2. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:
a) Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân đã thông báo thông tin và đại diện cơ quan tiếp nhận thông tin; tổ chức, cá nhân thông báo thông tin giữ một bản để làm cơ sở giải quyết quyền lợi về sau.
b) Kiểm tra tính chính xác của thông tin đã tiếp nhận.
c) Báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin đóng trụ sở.
d) Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở vùng biển xa bờ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh, cơ quan quản lý hàng hải để thực hiện.
Riêng đối với tài sản chìm đắm ở nội thủy, lãnh hải thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương hoặc địa phương để tìm chủ tài sản.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
b) Báo cáo cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Nghị định này quyết định việc lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
c) Trường hợp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm không thuộc địa bàn quản lý thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
Như vậy, trong trường hợp được thông báo về việc tìm thấy khúc gỗ thì cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.