Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành được thực hiện thế nào?

Cho tôi hỏi, việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định ra sao? - Câu hỏi từ bạn Như (Bình Thạnh)

Đoàn thanh tra chuyên ngành gồm những ai? Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thang tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, Đoàn thanh tra chuyên ngành được xác định như sau:

Đoàn thanh tra chuyên ngành
1. Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Đoàn thanh tra chuyên ngành có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh tra.

Như vậy, thành viên của Đoàn thanh tra chuyên ngành bao gồm:

- Trưởng đoàn thanh tra;

- Phó Trưởng đoàn thanh tra (trong một số trường hợp cần thiết);

- Thanh tra viên;

- Thành viên Đoàn thanh tra;

- Công chức thanh tra chuyên ngành.

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ-CP nêu trên thì Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập với chức năng: Tiến hành cuộc thanh tra chuyên ngành dựa trên các nội dung được ghi theo quyết định thanh tra như sau:

- Phạm vi thanh tra chuyên ngành;

- Đối tượng thanh tra chuyên ngành;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành;

- Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

- Thời hạn thực hiện cuộc thanh tra chuyên ngành.

Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định ra sao?Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định ra sao?

Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 18 Nghị định 07/2012/NĐ-CP.

Cụ thể:

(1) Thẩm quyền xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra:

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành;

(2) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra:

Người ra quyết định thanh tra;

(3) Nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra:

Bao gồm:

- Mục đích thanh tra;

- Yêu cầu;

- Phạm vi thanh tra;

- Nội dung tiến hành thanh tra;

- Đối tượng thanh tra;

- Thời kỳ, thời hạn thanh tra;

- Phương pháp tiến hành thanh tra;

- Tiến độ thực hiện thanh tra;

- Chế độ thông tin, báo cáo;

- Phương tiện, thiết bị, kinh phí thực hiện hoạt động thanh tra;

- Những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra.

(4) Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra:

- Do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra.

- Trong trường hợp tiến hành thanh tra đột xuất thì thời gian phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra là không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thanh tra.

Trách nhiệm phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra như thế nào?

Về việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, theo nội dung tại Điều 19 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm phổ biến đến thành viên Đoàn thanh tra như sau:

- Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra;

- Phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra;

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra;

- Tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra khi cần thiết.

Theo đó, thành viên Đoàn thanh tra sẽ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra.

Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành được thực hiện khi nào?

Căn cứ theo nội dung tại Điều 22 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:

Công bố quyết định thanh tra chuyên ngành
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
2. Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
3. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.

Theo đó, thời điểm công bố quyết định thanh tra là sau khi quyết định thanh tra được ký và chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký.

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 07/2012/NĐ-CP thì trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra. Thông báo công bố quyết định thanh tra chuyên ngành cần phải thể hiện những nội dung sau:

- Thời gian;

- Địa điểm;

- Thành phần tham dự.

Trong những trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra sẽ trực tiếp thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra, đảm bảo nêu rõ 03 nội dung nêu trên.

Như vậy, việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo những nội dung trên.

Thanh tra chuyên ngành Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thanh tra chuyên ngành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ xây dựng kế hoạch thanh tra như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn và niên hạn cấp phát trang phục cho công chức thanh tra chuyên ngành theo Thông tư 29 2024 TT BGTVT thế nào?
Pháp luật
Quy định mới về tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải từ ngày 20 9 theo Thông tư 29/2024/TT-BGTVT thế nào?
Pháp luật
Chính thức có trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành từ 20 9 2024? Mẫu ảnh trang phục thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 29/2024/TT-BGTVT về trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành từ 20/9/2024? Tải toàn văn Thông tư 29 ở đâu?
Pháp luật
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc là công chức không? Viên chức được không?
Pháp luật
Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền đề nghị Chánh Thanh tra Bộ cấp mới Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức của cơ quan được giao nhiệm vụ không?
Pháp luật
Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền của ai và được tiến hành trong bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra chuyên ngành
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,098 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra chuyên ngành

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra chuyên ngành

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào