Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như thế nào?
- Áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như thế nào?
- Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm những gì?
- Kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải có chữ ký của những ai?
- Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như thế nào?
Áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT quy định áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
- Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là các tiêu chuẩn về thẩm định đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã và các tiêu chuẩn khác trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Đối với lĩnh vực không có quy chuẩn thì việc giám định căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực giám định.
- Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải căn cứ văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT quy định hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập, bao gồm:
- Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định.
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định.
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
- Bản ảnh giám định (nếu có).
- Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực hiện giám định do người khác thực hiện (nếu có).
- Các tài liệu khác có liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động giám định, kết luận giám định tư pháp.
Kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải có chữ ký của những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT quy định như sau:
Kết luận giám định tư pháp
1. Người giám định tư pháp phải lập kết luận giám định tư pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật giám định tư pháp.
2. Kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký của người thực hiện giám định hoặc người đứng đầu tổ chức thực hiện giám định theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật giám định tư pháp.
3. Kết luận giám định tư pháp, biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp và văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục III, IV và V của Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên kết uận giám định tư pháp phải có chữ ký của người thực hiện giám định hoặc người đứng đầu tổ chức thực hiện giám định.
Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 12/2015/TT-BKHĐT quy định như sau:
Thành lập Hội đồng giám định tư pháp
1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cũng một nội dung giám định.
2. Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thực hiện theo quy định sau:
a) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng;
b) Hội đồng giám định tư pháp gồm ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực cần giám định;
c) Hội đồng giám định tư pháp hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật giám định tư pháp.
Như vậy theo quy định trên vệc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như sau:
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng.
- Hội đồng giám định tư pháp gồm ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực cần giám định.
- Hội đồng giám định tư pháp hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật giám định tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.