Từ tháng 4/2023 tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 trong trường học được thực hiện như thế nào?
Ngày 18/04/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Công văn 1687/BGDĐT-GDTC năm 2023 Công văn 1687/BGDĐT-GDTC năm 2023 gửi các Sở GD-ĐT, các Đại học, Học viện, trường Đại học và Cao đẳng sư phạm về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 trong trường học.
Tình hình dịch COVID-19 từ đầu tháng 04 năm 2023 diễn biến ra sao?
Theo đó, thực tế báo động tình hình dịch COVID 19 đang có sự xu hướng tăng trở lại:
- Công văn 2116/BYT-DP năm 2023 của Bộ Y tế cho biết, theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch COVID 19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay.
- Trong 7 ngày (từ 05/4 đến 11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới).
- Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID 19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.
Từ tháng 4/2023, Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 trong trường học được thực hiện như thế nào? (Hình internet)
Từ tháng 4/2023, Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 trong trường học được thực hiện như thế nào?
- Do đó, Công văn số 1687/BGDĐT-GDTC năm 2023 Công văn 1687/BGDĐT-GDTC năm 2023 gửi cơ quan, đơn bị giáo dục về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID 19 trong trường học triển khai thực hiện mục tiêu nhằm tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống và kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát, lây lan trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID 19, cụ thể như sau:
- Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GDĐT trong công tác phòng chống dịch COVID 19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Chủ động xây dựng phương án phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó linh hoạt, hiệu quả đối với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
- Hai là, tăng cường truyền thông phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo các thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch như vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp học, đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ sắp tới.
- Ba là, tiếp tục tuyên truyền, vận động, rà soát, lập danh sách và phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương để thực hiện việc tiêm vắc-xin phòng COVID 19 cho trẻ em, học sinh, sinh viên nhằm đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Bốn là, chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID19, cơ quan y tế tại địa phương trong công tác phòng chông dịch; phối hợp theo dõi và quản lý sức khỏe của các thành viên trong nhà trường để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, kịp thời ngăn chặn, không để dịch lây lan trong trường học.
Năm 2023, nhiễm covid-19 thì F0,F1 có phải đi cách ly tập trung nữa không?
Căn cứ mục 2 Công văn 1909/BYT-DP năm 2022 quy định biện pháp y tế đối với ca bệnh giám sát, ca bệnh xác định và người tiếp xúc gần như sau:
- Đối với ca bệnh giám sát, ca bệnh xác định (F0)
+ Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.
- Đối với người tiếp xúc gần (F1)
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định, người tiếp xúc gần phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp y tế sau:
+ Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.
+ Tự theo dõi sức khoẻ (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh), khi có triệu chứng của bệnh (sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
+ Khi có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm theo quy định
Như vậy, theo quy định hiện nay:
- Với F0 vẫn phải tự cách ly, điều trị chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.
- Còn với F1 không còn cần phải cách ly tập trung nhưng phải thực hiện các biện pháp y tế theo hướng dẫn trên của Bộ Y tế.
Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT, các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo khi có tình huống dịch bệnh phức tạp xảy ra theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.