Từ ngày 01/01/2025, muốn chuyển đổi công năng nhà ở thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào theo quy định mới nhất?
Từ ngày 01/01/2025, muốn chuyển đổi công năng nhà ở thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo Điều 124 Luật Nhà ở 2023 quy định về chuyển đổi công năng nhà ở như sau:
Chuyển đổi công năng nhà ở
1. Các trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm:
a) Chuyển đổi từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội;
b) Chuyển đổi từ nhà ở công vụ hoặc nhà ở xã hội khi không còn nhu cầu sử dụng sang nhà ở phục vụ tái định cư;
c) Chuyển đổi nhà ở thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này sang nhà ở công vụ hoặc sang nhà ở xã hội để cho thuê;
d) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng.
2. Việc chuyển đổi công năng nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, không gây thất thoát tài sản công;
b) Nhà ở sau khi được chuyển đổi công năng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nhà ở được chuyển đổi;
c) Phải được Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy theo quy định trên nếu muốn chuyển đổi công năng nhà ở thì phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, không gây thất thoát tài sản công;
- Nhà ở sau khi được chuyển đổi công năng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nhà ở được chuyển đổi;
- Phải được Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
Từ ngày 01/01/2025, muốn chuyển đổi công năng nhà ở thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào theo quy định mới nhất? (Hình từ internet)
Nhà ở riêng lẻ được thực hiện chuyển đổi công năng sử dụng như thế nào theo quy định hiện hành?
Theo khoản 5 Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BXD thì trường hợp chủ nhà chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ:
- Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụng kèm theo việc sửa chữa, cải tạo công trình không thuộc trường hợp được miễn giấy phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì chủ nhà phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình trong trường hợp này phải tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và phù hợp với công năng mới của công trình;
- Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụng không kèm theo việc sửa chữa, cải tạo thì chủ nhà vẫn phải thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ, pháp luật về môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan (nếu có).
Quy định về tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ nhà ở như thế nào?
Theo Điều 120 Luật Nhà ở 2023 về việc lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở được quy định như sau:
Lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở; đối với nhà chung cư thì việc bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn;
c) Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật này cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảm thống nhất về các thông tin nhà ở, đất ở ghi trong hồ sơ nhà ở.
Như vậy thì tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ nhà ở được quy định như sau:
- Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở;
Lưu ý: Đối với nhà chung cư thì việc bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
- Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn;
- Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Vừa qua, đã có dự thảo đề xuất Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024. Nếu Dự thảo được Thông qua thì Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.