Từ 5/2024, hoạt động KT-XH vùng trung du miền núi phía Bắc thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực ra sao?

Từ 5/2024, tổ chức các hoạt động KT-XH của vùng trung du miền núi phía Bắc thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực ra sao? Câu hỏi từ Anh B.M - Phú Thọ

Ngày 4/5/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, sẽ tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực.

Từ 5/2024, hoạt động kinh tế - xã hội 3 tiểu vùng vùng trung du miền núi phía Bắc ra sao?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, định hướng phát triển 03 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng Tây Bắc bao gồm 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.

Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp du lịch; phát triển các loại hình du lịch đặc trưng như du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao; phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng sạch, bền vững.

Xây dựng Sơn La là cực tăng trưởng của tiểu vùng.

- Tiểu vùng trung tâm bao gồm 6 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu.

Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu tại Lào Cai và Hà Giang; công nghiệp chế biến, chế tạo, khai thác và chế biến sâu khoáng sản tại Yên Bái và Lai Châu; phát triển mạnh du lịch trở thành ngành mũi nhọn của tiểu vùng và của vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững.

Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm công nghiệp điện tử; Lào Cai và Phú Thọ là các cực tăng trưởng của tiểu vùng.

- Tiểu vùng Đông Bắc bao gồm 5 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng.

Tập trung phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo trình độ cao, điện tử, thiết bị điện, bán dẫn, năng lượng điện gió; phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa của cả nước; phát triển du lịch về nguồn gắn với các địa danh có giá trị lịch sử, ý nghĩa cội nguồn cách mạng; đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững.

Xây dựng Thái Nguyên, Bắc Giang trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, giáo dục, y tế của tiểu vùng và vùng; Bắc Giang, Thái Nguyên và Lạng Sơn là các cực tăng trưởng của tiểu vùng.

Từ 5/2024, hoạt động KT-XH vùng trung du miền núi phía Bắc thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực ra sao?

Từ 5/2024, hoạt động KT-XH vùng trung du miền núi phía Bắc thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực ra sao? (Hình từ Internet)

Phát triển 05 hành lang kinh tế theo Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 ra sao?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục IV Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển 05 hành lang kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc như sau:

- Hành lang kinh tế Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Côn Minh và vùng Tây Nam Trung Quốc.

- Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Nam Ninh vùng Đông Nam Trung Quốc; từng bước hình thành trung tâm thương mại, trung chuyển liên vùng và quốc tế, gắn với xây dựng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng.

- Hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội gắn với tiểu vùng Tây Bắc, kết nối với Lào và các nước ASEAN; liên kết các đô thị và các trung tâm du lịch tiểu vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và tiểu vùng Bắc Trung Bộ, thúc đẩy phát triển ở các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc tiểu vùng Tây Bắc.

- Hành lang kinh tế Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Kết nối các trung tâm du lịch của vùng và quốc gia, thúc đẩy phát triển ở các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc tiểu vùng trung tâm.

- Hành lang kinh tế Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Trùng Khánh và vùng Đông Nam Trung Quốc.

Định hướng phát triển các vành đai theo Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 ra sao?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục IV Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội định hướng phát triển các vành đai vùng trung du miền núi phía Bắc như sau:

- Vành đai biên giới (theo các quốc lộ 4, 4A, 4B, 4C, 4D, 4H)

Kết nối các tỉnh biên giới dọc theo biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, với nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh, kết hợp phát triển kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy xuất nhập khẩu của cả nước với thị trường Trung Quốc và Lào.

- Vành đai hỗ trợ trung chuyển hàng hóa (theo hành lang đường bộ bao gồm tuyến cao tốc đề xuất Sơn La - Yên Bái, quốc lộ 37)

Liên kết các trung tâm chế biến của vùng với thị trường, các sân bay, cảng biển lớn; góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, kết nối các tỉnh, các tiểu vùng hướng đến mục tiêu phát triển sản xuất, cung ứng và trung chuyển hàng hóa nông sản, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ.

- Vành đai đô thị - công nghiệp - dịch vụ (theo hành lang đường bộ bao gồm tuyến cao tốc CT.02 và vành đai 5 (đô thị Hà Nội) và hành lang đường sắt đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang)

Là động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng, liên kết các trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ của vùng với Thủ đô Hà Nội.

Khu vực động lực phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc là khu vực nào?

Khu vực động lực phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc căn cứ tiểu mục 4 Mục IV Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 bao gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, là trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ của vùng, với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng.

Tập trung phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo trình độ cao, điện tử, thiết bị điện, bán dẫn.

Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, có bước đột phá, phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như thương mại, logistics, tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Ngoài ra, các khu vực hạn chế phát triển: gồm các khu vực có địa hình đặc biệt, quan trọng ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng được xác định trong quy hoạch tỉnh; vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận; các hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; khu vực bảo vệ II các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt; hành lang bảo vệ nguồn nước; rừng phòng hộ ngoài khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư và vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
737 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào