Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026 ra sao?
- Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026 ra sao?
- Quy mô, địa điểm và thời gian tổ chức Đại hội thể thao các cấp theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra sao?
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn một số nhiệm vụ chính nào cần triển khai thực hiện tại Hướng dẫn 2229/HD-BVHTTDL?
Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026 ra sao?
Ngày 28/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Hướng dẫn 2229/HD-BVHTTDL năm 2024 tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026.
Theo đó, Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc (sau đây gọi tắt là Đại hội) là sự kiện thể thao có quy mô lớn nhất ở nước ta được tổ chức 4 năm/1 lần theo 3 cấp: cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã); cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện); cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh).
Thông qua tổ chức Đại hội góp phần thực hiện ngày càng hiệu quả hơn Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026 ra sao? (Hình từ Internet)
Quy mô, địa điểm và thời gian tổ chức Đại hội thể thao các cấp theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra sao?
Căn cứu tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 2229/HD-BVHTTDL năm 2024, quy mô, địa điểm và thời gian tổ chức Đại hội thể thao các cấp theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
*Đại hội Thể dục thể thao cấp xã:
- Tổ chức thi đấu từ 5 môn thể thao trở lên, tập trung vào các môn thể thao được nhân dân yêu thích. Tùy điều kiện cụ thể, ưu tiên tổ chức các môn Điền kinh, Bơi, Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn, Đá cầu …, các môn thể thao dân tộc và trò chơi vận động dân gian phù hợp truyền thống của địa phương.
- Địa điểm tổ chức: Tại xã, phường, thị trấn.
- Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện tổ chức riêng thì có thể tổ chức theo cụm xã, cần lựa chọn địa điểm tổ chức cho phù hợp để tiện cho việc đi lại của nhân dân.
*Đại hội Thể dục thể thao cấp huyện:
- Tổ chức thi đấu từ 10 môn thể thao trở lên, trong đó có các môn Điền kinh, Bơi, Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn …, các môn võ và các môn thể thao được nhân dân yêu thích. Tùy điều kiện cụ thể có thể tổ chức các môn thể thao dân tộc phù hợp truyền thống của địa phương.
- Địa điểm tổ chức: Trên địa bàn huyện, quận, thị xã.
- Đối với các huyện đặc thù không có đơn vị hành chính cấp xã, tùy điều kiện cụ thể tổ chức từ 8 môn thể thao trở lên, tập trung vào các môn thể thao được nhân dân yêu thích phù hợp truyền thống của địa phương.
*Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tổ chức thi đấu từ 15 môn thể thao trở lên, tập trung tổ chức các môn thể thao trọng điểm, các môn truyền thống của địa phương, các môn thể thao dân tộc.
- Địa điểm tổ chức: Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian tổ chức: Đại hội Thể dục thể thao các cấp được tổ chức từ năm 2024, kết thúc Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 04 năm 2026.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn một số nhiệm vụ chính nào cần triển khai thực hiện tại Hướng dẫn 2229/HD-BVHTTDL?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 2229/HD-BVHTTDL năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn một số nhiệm vụ chính cần triển khai thực hiện gồm:
(1) Chỉ đạo tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội thể dục thể thao của tỉnh/thành; ban hành Kế hoạch, Hướng dẫn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tại địa phương mình.
Để có cơ sở rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần lựa chọn từ 01 đến 02 đơn vị tổ chức Đại hội điểm ở cấp xã và cấp huyện.
(2) Tổ chức Lễ khai mạc và bế mạc Đại hội Thể dục thể thao các cấp
Trang trí Lễ khai mạc Đại hội: Đảm bảo trang trọng; xung quanh khu vực nơi tổ chức Lễ khai mạc có thể trang trí khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động về hoạt động thể dục thể thao, về các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
- Nội dung chính Lễ khai mạc gồm:
+ Chào cờ, hát quốc ca;
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
+ Đốt đuốc truyền thống;
+ Diễn văn khai mạc Đại hội;
+ Tuyên thệ của vận động viên;
+ Tuyên thệ của trọng tài;
+ Tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham dự.
+ Việc tổ chức diễu hành, biểu dương lực lượng, biểu diễn văn nghệ, đồng diễn thể dục thể thao… do địa phương tổ chức Đại hội quyết định.
- Lễ bế mạc:
Bao gồm công tác tổng kết Đại hội, khen thưởng cho các đoàn, các vận động viên, huấn luyện viên, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp.
(3) Tổ chức thi đấu các môn thể thao
Tổ chức thi đấu các môn thể thao trong Đại hội Thể dục thể thao các cấp phải phù hợp với điều kiện của địa phương, ưu tiên các môn thể thao thế mạnh, các môn thể thao truyền thống được đông đảo nhân dân yêu thích, tập luyện, thi đấu.
Điều hành thi đấu các môn thể thao đảm bảo đúng Luật, Điều lệ thi đấu, trên tinh thần thể thao đoàn kết, trung thực, khách quan và công bằng.
Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị có thể tổ chức một số môn thể thao trước lễ Khai mạc, sau lễ Khai mạc tổ chức những số môn thể thao còn lại và tổ chức Tổng kết, bế mạc Đại hội.
(4) Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, sân bãi và kinh phí
Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng của mình, các địa phương, đơn vị chủ động cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao phục vụ công tác tổ chức thi đấu các môn thi trong chương trình Đại hội đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
Kinh phí để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và tổ chức Đại hội thể dục thể thao các cấp được chi từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác, tăng cường vận động nguồn kinh phí xã hội hóa cho công tác cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và tổ chức Đại hội.
(5) Công tác tuyên truyền
Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân; Đề cao trách nhiệm, sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác thể dục thể thao; vận động mọi người tích cực tham gia tập luyện thể dục, thể thao, thiết thực thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
+ Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho vận động viên, thực hiện nếp sống, ứng xử văn hóa, kiên quyết loại trừ các hành vi tiêu cực trong thể thao; tích cực biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở và trong công tác tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp.
+ Một số khẩu hiệu tuyên truyền cho Đại hội Thể dục thể thao các cấp: “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước”, “Thể thao - Đoàn kết - Trung thực - Cao thượng - Tiến bộ”, “Nhanh hơn - Cao hơn - Mạnh hơn” và các khẩu hiệu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành.
+ Tổ chức phát sóng thường xuyên trên hệ thống đài phát thanh, đài truyền hình, đài truyền thanh của địa phương các bản tin, bài hát tuyên truyền về thể dục thể thao trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp.
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể tự sáng tác và sử dụng biểu tượng, logo về Đại hội Thể dục thể thao các cấp của địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.