Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu về việc lấy mẫu ban đầu trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu về việc lấy mẫu ban đầu trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên? chị B.N - Hà Nội

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu về việc lấy mẫu ban đầu trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu về việc lấy mẫu ban đầu trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên như sau:

- Đối với đường dạng hạt đóng bao

Lấy các mẫu ban đầu từ một hay hai vị trí khác nhau trong bao đường được chọn để lấy mẫu, với khối lượng không nhỏ hơn 25 g. Sử dụng xiên để lấy mẫu ban đầu. Đối với bao vải không màng lót cần dùng xiên lấy đường trực tiếp qua vải bao, còn đối với bao có màng lót PE hay giấy hoặc bao giấy thì lấy sau khi mở miệng bao.

- Đối với đường viên đóng bao

Dùng thìa để lấy các mẫu ban đầu từ mỗi bao được chọn với khối lượng không nhỏ hơn 200 g.

- Đối với đường không đóng bao

Dùng các cốc để lấy các lượng mẫu không nhỏ hơn 100 g trên băng chuyền hoặc khi dỡ đường từ cửa hay băng chuyền ra. Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau thì lấy những lượng đường như nhau vào cốc và lấy không nhỏ hơn 10 mẫu ban đầu.

- Đối với bao bì thương phẩm chứa trong bao bì vận chuyển

+ Xác định các chỉ tiêu cảm quan và lý - hóa

Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh khoảng 0,5 kg hoặc một đơn vị với khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hoặc 10 gói nhỏ có khối lượng tịnh khoảng 5 g đến 20 g. Từ những bao bì thương phẩm đã lấy, tiến hành lấy các mẫu ban đầu theo 4.1 hoặc 4.2.

+ Xác định khối lượng tịnh

Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy bốn bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh khoảng 0,5 kg hoặc hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên, hoặc mười gói nhỏ khối lượng tịnh khoảng 5 g đến 20 g. Từ những bao bì thương phẩm đã lấy, tiến hành lấy các mẫu ban đầu theo 4.1 hoặc 4.2.

+ Xác định tỷ lệ hạt vụn trong đường viên

Từ mỗi bao bì vận chuyển được chọn để lấy mẫu, lấy hai bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh đến 0,5 kg hoặc một bao bì thương phẩm có khối lượng tịnh từ 1 kg trở lên. Từ những bao bì thương phẩm đã lấy, tiến hành lấy các mẫu ban đầu theo 4.2.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu về việc lấy mẫu ban đầu trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu về việc lấy mẫu ban đầu trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của các sản phẩm đường dạng hạt và đường viên? (Hình từ Internet)

Yêu cầu trong việc lập mẫu chung và lập mẫu phòng thử nghiệm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 ra sao?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu trong việc lập mẫu chung như sau:

Mẫu chung được lập bằng cách gộp và trộn kỹ các mẫu ban đầu. Khối lượng của mẫu chung không được nhỏ hơn 1,0 kg đối với đường cát trắng, đường tinh luyện, đường thô và không nhỏ hơn 2,0 kg đối với đường viên. Trường hợp đường đựng trong gói nhỏ có khối lượng tịnh khoảng 5 g đến 20 g thì cho phép khối lượng mẫu chung là 0,5 kg.

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 yêu cầu trong việc lập mẫu phòng thử nghiệm như sau:

Chia mẫu chung thu được thành nhiều mẫu thử nghiệm theo số lượng yêu cầu bằng cách chia theo hình nón sau đó chia bốn hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng.

Số lượng mẫu phòng thử nghiệm cần lấy để phân tích và để làm mẫu trọng tài (mẫu lưu) được quy định trong hợp đồng hoặc theo sự thỏa thuận của các bên có liên quan.

Yêu cầu đối với bao gói và ghi nhãn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 ra sao?

Tại Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4837 : 2009 quy định về bao gói và ghi nhãn như sau:

(1) Bao gói mẫu

- Mẫu phòng thử nghiệm phải được bao gói trong vật chứa phù hợp với mục đích của phép thử nghiệm.

- Mẫu dùng để xác định độ ẩm hoặc các thử nghiệm khác mà cần phải tránh sự hao hụt các chất bay hơi phải được bao gói trong các vật chứa cách ẩm, ví dụ lọ thủy tinh có nút mài hay bao bì PE khô, sạch, kín và được bảo quản thích hợp. Các vật chứa phải được đổ đầy hoàn toàn và phải được hàn kín.

- Bao gói và các vật chứa khác phải được người lấy mẫu đóng dấu niêm phong.

(2) Nhãn của mẫu

- Nếu dùng nhãn bằng giấy thì chúng phải có chất lượng cao, phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu đường có độ ẩm cao thì phải dùng nhãn chống ẩm đặc biệt.

Thông tin viết trên nhãn hoặc trực tiếp trên bao sẽ phải được đánh bằng dấu không tẩy xóa được, sử dụng dấu mà không thôi miễn mùi vào mẫu.

- Thông tin trên nhãn bao gồm các nội dung theo yêu cầu của hợp đồng như sau:

+ Nguồn gốc sản phẩm

+ Điểm xuất phát

+ Ngày tháng và địa điểm nhận (nếu có thể)

+ Nơi gửi đến

+ Ngày đến

+ Dạng rời hoặc bao gói (bao gồm số lượng bao gói)

+ Loại hàng hóa

+ Dấu hiệu nhận biết hoặc số lô hàng

+ Số hợp đồng và ngày ký hợp đồng

+ Ngày lấy mẫu

+ Ngày dỡ hàng cuối cùng

+ Nơi lấy mẫu và điểm lấy mẫu

+ Loại dụng cụ lấy mẫu

+ Tên của người lấy mẫu

+ Lý do lấy mẫu

+ Số lượng mẫu kép được lấy.

Sản phẩm đường dạng hạt
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng ra sao?
Pháp luật
TCVN ISO TS 17033:2023 về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu thế nào?
Pháp luật
Cầu phao công binh là gì? Quy định về việc qua cầu phao? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao?
Pháp luật
Công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình nào? Tài liệu khảo sát địa hình công trình đê điều có tính kế thừa như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về chẩn đoán lâm sàng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV ở cá thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-27:2023 về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi rút Tilapia lake ở cá rô phi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-29:2023 về giám sát ống kính VFD trong hệ thống báo cháy như thế nào?
Pháp luật
Thời gian chiếu sáng liên tục tối thiểu của đèn mỏ là mấy giờ? Ắc qui dùng cho đèn mỏ là loại ắc qui nào?
Pháp luật
TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy thế nào? Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm đường dạng hạt
1,098 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm đường dạng hạt Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm đường dạng hạt Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào