Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 về Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đập ngầm yêu cầu điều tra khảo sát hiện trạng như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 về Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đập ngầm yêu cầu điều tra khảo sát hiện trạng như thế nào?
- Khảo sát địa hình theo yêu cầu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 ra sao?
- Khảo sát địa chất và địa chất thủy văn theo yêu cầu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 về Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đập ngầm yêu cầu điều tra khảo sát hiện trạng như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 về Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đập ngầm yêu cầu điều tra khảo sát hiện trạng như sau:
- Thu thập ảnh vệ tinh, bản đồ tỷ lệ lớn hoặc tốt nhất là bình đồ đo vẽ đã có để xác định sơ bộ vị trí đập ngầm.
- Trước khi tiến hành đo địa hình cần đi thực địa so sánh và lựa chọn vị trí xây dựng đập ngầm.
Tối thiểu phải có 2 vị trí tuyến để so sánh và lựa chọn. Nên kết hợp điều tra lấy ý kiến, kinh nghiệm của người dân sở tại về khả năng tồn tại nước trong tầng trầm tích lòng suối, các vị trí xuất lộ nước dưới đất vào mùa khô kiệt nhất.
- Khảo sát sơ bộ tình trạng đường vận chuyển vật liệu: loại đường, độ dốc, các chướng ngại địa hình, dự kiến cách thức vận chuyển vật liệu.
- Điều tra, lập báo cáo đánh giá hiện trạng cấp nước và xác định nhu cầu cấp nước. Tối thiểu phải làm rõ các vấn đề sau:
+ Hiện trạng loại hình cấp nước hiện có. Đánh giá kỹ thuật, công tác quản lý vận hành;
+ Các nguồn cấp nước tự nhiên, tập quán lấy nước của nhân dân địa phương đang sử dụng;
+ Số người/hộ dân sử dụng nước;
+ Số lượng cơ quan công sở trong vùng hưởng lợi cần cấp;
+ Nhu cầu sử dụng nước sạch cho mục đích khác (phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề).
- Điều tra xã hội học, ký cam kết sử dụng nước.
- Định hướng phương án cấp nước, lưu ý cần làm rõ:
Khi xét thấy tồn tại dòng nước vận động trong tầng trầm tích lỏng suối ngay trong mùa kiệt, cần xem xét có thể tận dụng được công trình đập dâng hiện có (nếu có) hay không;
Trong những trường hợp sau đây nên xem xét dịch chuyển vị trí xây dựng đập ngầm mới về phía hạ lưu đập cũ:
(1) Đập cũ đã hư hỏng hoàn toàn, quá xa nơi sử dụng và đường ống dẫn nước quá dài;
(2) Lượng nước đến trong mùa khô tại vị trí đập cũ không đủ cấp theo yêu cầu;
(3) Vị trí công trình cũ xét thấy không có lợi cho việc bố trí kết cấu thu lọc nước (tầng phủ lòng suối không đủ bề dày tối thiểu để bố trí hệ thống lọc, bờ dễ bị sạt lở, lòng suối không ổn định).
CHÚ THÍCH: Các cụm dân cư nằm cao hơn khả năng tự chảy của công trình phải có giải pháp riêng cho vùng đó.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 về Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đập ngầm yêu cầu điều tra khảo sát hiện trạng như thế nào? (Hình từ Internet)
Khảo sát địa hình theo yêu cầu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 ra sao?
Cũng tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 về Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đập ngầm yêu cầu khảo sát địa hình như sau:
- Sơ họa vị trí và kích thước đập ngầm lên bản đồ tỷ lệ lớn.
- Đo bình đồ địa hình khu vực đập ngầm tỉ lệ 1 : 200, đường đồng mức 1 m. Diện tích đo vẽ tối thiểu bằng 3 lần diện tích dự kiến đặt thảm lọc (3 x A x B), lấn lên bờ suối mỗi bên tối thiểu 10 m.
CHÚ THÍCH:
A chiều ngang (theo hướng vuông góc dòng chảy) của diện tích dự kiến đặt băng thu nước, tính bằng m;
B chiều dọc (theo dòng suối) của diện tích dự kiến đặt băng thu nước, tính bằng m.
- Đo 3 mặt cắt dọc tỉ lệ 1 : 100; một mặt cắt giữa suối, hai mặt cắt hai bên bờ tại vị trí dự kiến đặt băng thu nước. Chiều dài tối thiểu gấp 5 lần chiều dài tuyến băng thu nước dự kiến (5 x B), quá lên thượng lưu và sau về hạ lưu mỗi phía 2 x B.
- Trong phạm vi đập ngầm, cứ 20 m đo 1 mặt cắt ngang tỷ lệ 1 : 100.
- Tính toán diện tích chiếm đất vĩnh viễn, diện tích chiếm đất tạm thời.
- Nếu địa hình khó khăn phức tạp, khối lượng vật liệu lớn và được Chủ đầu tư cho phép thì đo cắt ngang tuyến đường thi công, vận chuyển vật liệu theo quy định tại TCVN 8478.
- Việc đo vẽ tuyến đường ống dẫn và phân phối nước thực hiện theo quy định tại TCVN 8478.
Khảo sát địa chất và địa chất thủy văn theo yêu cầu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 ra sao?
Khảo sát địa chất và địa chất thủy văn theo yêu cầu quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12286:2018 như sau:
- Khảo sát địa chất - địa chất thủy văn phải tiến hành trong mùa kiệt để xác định khả năng tồn tại và vận động của nước dưới đất, làm rõ cấu trúc địa chất phục vụ thiết kế đập ngầm.
Lưu ý khả năng thấm mất nước và xói ngầm để bảo đảm an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng, khai thác.
- Đào 2 hố đến tầng đá gốc hoặc tầng thấm nước yếu để xác định chiều dày tầng trầm tích lòng suối kết hợp đo lượng thấm nước trong tầng chứa. Một hố tại vị trí đập chắn, một hố ở thượng lưu, phía trên đập chắn.
- Hình dạng và kích thước hố không quy định, nhưng phải bảo đảm xác định được chiều dày tầng trầm tích lòng suối và tính được thể tích nước chảy vào hố trong một đơn vị thời gian.
- Trường hợp đào quá 3 m mà chưa đến tầng thấm nước yếu thì cho phép dừng lại. Ghi chú rõ để thiết kế tính, kiểm tra khả năng mất nước và xói ngầm.
- Lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý, thủy lực của tầng trầm tích lòng suối.
- Mô tả tầng trầm tích lòng suối, phân cấp đất đá để phục vụ thiết kế, thi công.
- Lấy mẫu nước để xét nghiệm trước và sau khi xây dựng công trình.
- Kết quả khảo sát địa chất thủy văn phải kết luận được môi trường lắp đặt băng thuộc loại nước ít, nước trung bình hay nước nhiều để thiết kế bố trí băng thu nước hợp lý:
+ Nếu Vt ≤ 0,2 L/min thì kết luận không có đủ nước để lắp đặt băng;
+ Nếu 0,2 < Vt < 0,5 L/min thì kết luận môi trường nước ít;
+Nếu 0,5 ≤ Vt ≤ 1,5 L/min thì kết luận môi trường nước trung bình. Điều kiện này có được khi lòng suối xuất hiện vũng nước đọng ngay cả trong mùa khô;
+ Nếu Vt > 1,5 L/min thì kết luận môi trường nước nhiều. Điều kiện này có được khi dòng suối luôn có dòng chảy mặt quanh năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.