Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với miêu tả sản phẩm nhân sâm như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với chất nhiễm bẩn của sản phẩm nhân sâm như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với miêu tả sản phẩm nhân sâm như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 TCVN 11936:2017 quy định về miêu tả sản phẩm nhân sâm như sau:
(1) Định nghĩa sản phẩm
Sản phẩm nhân sâm là sản phẩm:
- Được chế biến từ tất cả các phần của củ nhân sâm tươi và nguyên vẹn, có nguồn gốc từ loài Panax ginseng C.A.Meyer hoặc P. quinquefolius L., được trồng với mục đích thương mại và sử dụng làm thực phẩm.
- Được đóng gói nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm.
- Được xử lý bằng các phương pháp thích hợp như: sấy khô, hấp, cắt, nghiền bột, chiết và cô đặc như nêu trong 2.2 Mục 2 TCVN 11936:2017.
(2) Các dạng sản phẩm nhân sâm
Trong tiêu chuẩn này quy định các dạng sản phẩm nhân sâm như sau:
- Nhân sâm sấy khô
Nhân sâm sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017 được làm khô thích hợp dưới ánh nắng mặt trời, khí nóng hoặc các phương pháp làm khô khác. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
- Nhân sâm hấp sấy khô
Nhân sâm hấp sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017 được chế biến bằng phương pháp hấp và sau đó sấy khô nêu trong 2.2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
- Cao nhân sâm
Cao nhân sâm được sản xuất từ các thành phần hòa tan của củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017 hoặc nhân sâm sấy khô nêu trong 2.2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
- Cao nhân sâm hấp
Cao nhân sâm hấp được sản xuất từ các thành phần hòa tan của nhân sâm hấp sấy khô như nêu trong 2.2.2 Mục 2 TCVN 11936:2017, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
(3) Các dạng sản phẩm khác
Các sản phẩm khác được công nhận với điều kiện là sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn và được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm thê nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm như sau:
(1) Thành phần
- Thành phần cơ bản
Củ nhân sâm được định nghĩa trong điểm a) của 2.1 TCVN 11936:2017.
(2) Chỉ tiêu chất lượng
- Hương, màu và nhóm ginsenoside
Sản phẩm nhân sâm phải có hương, màu sắc, vị và nhóm ginsenoside2) đặc trưng của loài nhân sâm cụ thể và không chứa tạp chất.
- Đặc tính vật lý và hóa học
+ Nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô
++ Độ ẩm: không lớn hơn 14,0 % (dạng bột: không lớn hơn 9,0 %).
++ Tro: không lớn hơn 6,0 %.
++ Chất chiết bằng n-butanol đã bão hòa nước: không nhỏ hơn 20 mg/g 3).
++ Gensenoside Rb1: định tính.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần phát hiện định tính ginsenoside Rf.
+ Cao nhân sâm và cao nhân sâm hấp
++ Cao nhân sâm (dạng lỏng)
+++ Chất rắn: không nhỏ hơn 60,0 %.
+++ Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.
+++ Chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 40 mg/g 3).
+++ Gensenoside Rb1: định tính.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được sản xuất từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.
++ Cao nhân sâm (dạng bột)
+++ Độ ẩm: không lớn hơn 8,0 %.
+++ Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.
+++ Các chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 60 mg/g 3).
+++ Gensenoside Rb1: định tính.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.
(3) Định nghĩa khuyết tật
Các khuyết tật sau được áp dụng với nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô.
- Nhân sâm bị hư hỏng do côn trùng: nhân sâm bị hư hỏng do côn trùng hoặc chứa xác côn trùng.
- Nhân sâm mốc: nhân sâm bị hư hỏng do tác động của nấm mốc.
(4) Phân loại khuyết tật
Bao gói được coi là “khuyết tật” khi không đáp ứng một hoặc một số các yêu cầu về chất lượng quy định nêu trong 3.2 và 3.3 TCVN 11936:2017.
(5) Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng yêu cầu chất lượng nêu trong 3.2 TCVN 11936:2017 và 3.3 TCVN 11936:2017, khi số “khuyết tật” như định nghĩa trong 3.4 TCVN 11936:2017 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL 6,5 TCVN 11936:2017.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với chất nhiễm bẩn của sản phẩm nhân sâm như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với chất nhiễm bẩn của sản phẩm nhân sâm như sau:
- Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép về chất nhiễm bẩn theo TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, Rev. 2009, Amd. 2015) Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
- Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 5624 Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư tượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai (gồm hai phần).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.