Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 quy định thiết kế lan can của các cầu đường bộ xây dựng mới và các cầu đường bộ cải tạo thế nào?
Tài liệu viện dẫn của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 gồm những gì?
Căn cứ Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 quy định các tài liệu viện dẫn của TCVN 11823-13:2017 như sau:
Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Các tài liệu viện dẫn được trích dẫn từ những vị trí thích hợp trong văn bản tiêu chuẩn và các ấn phẩm được liệt kê dưới đây. Đối với các tài liệu có đề ngày tháng, những sửa đổi bổ sung sau ngày xuất bản chỉ được áp dụng cho bộ Tiêu chuẩn này khi bộ Tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ sung. Đối với các tiêu chuẩn không đề ngày tháng thì dùng phiên bản mới nhất.
- TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4954:05 Đường ô tô- Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5408:2007 Lớp phủ kẽm nhúng nóng trên bề mặt sản phẩm gang và thép- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- TCVN 1651: 2008 - Thép cốt bê tông và lưới thép hàn
- TCVN 5664:2009 - Tiêu chuẩn quốc gia, Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa
- TCVN 9386:2012- Thiết kế công trình chịu động đất
- TCVN 9392:2012- Thép cốt bê tông- Hàn hồ quang
- TCVN 9393: 2012- Cọc- Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
- TCVN 10307:2014- Kết cấu cầu thép - Yêu cầu kỹ thuật chung về chế tạo, lắp ráp và nghiệm thu
- TCVN 10309:2014- Hàn cầu thép - Quy định kỹ thuật
- AASHTO LRFD Bridge Construction Specifications (Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công cầu AASHTO)
- ASTM D3966 Standard Test Methods for Deep Foundations Under Lateral Load (Tiêu chuẩn phương pháp thí nghiệm móng sâu chịu tải trọng ngang)
- ASTM D5818 Standard Practice for Exposure and Retrieval of Samples to Evaluate Installation Damage of Geosynthetics (Tiêu chuẩn thực hành phương pháp rải và thu hồi để đánh giá sự hư hỏng do thi công vải địa kỹ thuật)
- ASTM D 5261 Standard Test Method for Measuring Mass per Unit Area of Geotextile (Tiêu chuẩn phương pháp thí nghiệm để đo trọng lượng trên một đơn vị diện tích của vải địa kỹ thuật
- ENV ISO 13438: Geotextiles And Geotextile-related Products - Screening Test Method For Determining The Resistance To Oxidation (Phương pháp thí nghiệm xác định sức kháng chịu o xi hóa của vải địa kỹ thuật).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 quy định thiết kế lan can của các cầu đường bộ xây dựng mới và các cầu đường bộ cải tạo thế nào? (Hình từ Internet)
Trạng thái giới hạn cường độ của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 ra sao?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 quy định trạng thái giới hạn cường độ như sau:
- Trạng thái giới hạn cường độ:
+ Phải áp dụng các trạng thái giới hạn cường độ bằng cách dùng các tổ hợp tải trọng thích hợp trong Bảng 3 Phần 3 và các tải trọng được quy định tại tiêu chuẩn này. Các hệ số sức kháng đối với cột và các bộ phận lan can phải dùng theo quy định trong các Điều 5.4 Phần 5 TCVN 11823-13:2017 và Điều 5.4 Phần 6 TCVN 11823-13:2017.
+ Các tải trọng thiết kế dùng cho lan can người đi bộ phải theo quy định trong Điều 8.2.TCVN 11823-13:2017 Các tải trọng thiết kế dùng cho lan can xe đạp phải theo quy định trong Điều 9.3.TCVN 11823-13:2017 Các tải trọng của người đi bộ hoặc xe đạp phải được đặt vào các lan can dùng kết hợp như được quy định trong Điều 10.3. TCVN 11823-13:2017 Các phần hẫng mặt cầu phải được thiết kế theo các tổ hợp tải trọng về cường độ tương ứng được quy định trong Bảng 3 Phần 3 TCVN 11823-13:2017.
- Trạng thái giới hạn đặc biệt: Các lực được truyền từ lan can cầu tới mặt cầu có thể xác định bằng cách phân tích cường độ cực hạn của hệ thống lan can cầu, dùng các tải trọng quy định trong Điều 7.3.3 TCVN 11823-13:2017 Các lực đó phải được xem là các tải trọng tính toán tại trạng thái giới hạn đặc biệt.
Thiết kế lan can thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017?
Căn cứ tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 quy định thiết kế lan can như sau:
- Tổng quát:
+ Thông thường lan can đường ô tô nên có một mặt liên tục nhẵn về phía xe chạy. Các cột trụ bằng thép với các cấu kiện lan can nên được đặt về phía sau của mặt lan can. Cần chú ý cấu tạo để các chi tiết thanh ngang lan can và các neo ở các đầu liên tục về mặt kết cấu.
+ Hệ thống lan can mới và các liên kết với bản mặt cầu chỉ được phê duyệt sau khi đã được chứng minh qua thử nghiệm va chạm để thỏa mãn cấp thử nghiệm mong muốn.
- Áp dụng các hệ thống đã được thử nghiệm:
Một hệ thống lan can “Đủ an toàn chịu va xe” (xem Điều 3 TCVN 11823-13:2017 - Thuật ngữ và định nghĩa) có thể được sử dụng mà không cần có sự phân tích và/hoặc thử nghiệm thêm, miễn là hệ đề xuất lắp đặt không có các chi tiết mà chúng không có trong kết cấu đã được thử nghiệm, các chi tiết này có thể làm giảm công năng so với hệ thống lan can đã được thử nghiệm.
- Hệ thống mới:
+ Hệ thống lan can mới có thể được sử dụng, với điều kiện là công năng chấp nhận được chứng minh thông qua các thử nghiệm va chạm toàn diện.
+ Mẫu thử nghiệm va chạm có thể thiết kế để chịu tải trọng áp dụng theo Điều 7.3 TCVN 11823-13:2017.
+ Phải dự kiến trước cho việc truyền lực từ hệ thống lan can tới bản mặt cầu. Tải trọng lan can có thể được lấy theo Điều 7.3 TCVN 11823-13:2017
+ Trừ khi bản có độ dày nhỏ hơn được chứng minh trong thí nghiệm va chạm, độ dày tối thiểu của cạnh phần hẫng bản mặt cầu phải lấy như sau:
++ Đối với phần hẫng bản mặt cầu bê tông đỡ trực tiếp hệ thống cột: 200mm
++ Đối với hệ thống cột gắn mặt bên cạnh bản: 300mm
++ Đối với phần hẫng bản mặt cầu hỗ trợ gờ lan can hoặc rào chắn bê tông: 200mm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.