Tiêu chí lựa chọn người được xác minh tài sản, thu nhập là gì? Tiến hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập như thế nào?
- Định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 là gì?
- Thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập tại các đơn vị như thế nào?
- Tiêu chí và hình thức lựa chọn người được xác minh tài sản theo kế hoạch của Tổng cục Thuế là gì?
- Việc tiến hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 được thực hiện như thế nào?
Định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 là gì?
Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục Thuế đã đưa ra định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 như sau:
- Xác minh đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý và kiểm soát của Bộ Tài chính.
- Trọng tâm xác minh tài sản thu nhập sẽ là các lĩnh vực, các khâu, các công việc nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, như:
+ Đầu tư xây dựng
+ Đấu thầu
+ Tài chính ngân sách
+ Quản lý vốn
+ Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
+ Công tác tổ chức cán bộ
+ Cấp phép, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch COVID-19
Theo đó, định hướng thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 được thực hiện theo nội dung trên.
Tiêu chí lựa chọn người được xác minh tài sản, thu nhập là gì? Tiến hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập tại các đơn vị như thế nào?
Căn cứ vào tiêu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục Thuế đã đặt ra chỉ tiêu thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 tại các đơn vị như sau:
- Đối với các đơn vị Tổng cục Thuế thực hiện xác minh
+ Xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 tại 09 đơn vị gồm: Vụ Tài vụ-Quản trị (01 người), Vụ Chính sách (01 người) và 69 người tại Cục Thuế các tỉnh, thành phố: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Bình, Quảng Trị (trong đó mỗi đơn vị có 01 lãnh đạo Cục).
- Đối với các đơn vị được giao xác minh
+ Cục Thuế các tỉnh, thành phố (TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Bình, Quảng Trị): Ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 và tổ chức thực hiện đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Thuế đảm bảo theo đúng định hướng; tỷ lệ 10% theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ và theo quy định tại Quyết định số 1485/QĐ-BTC ngày 27/7/2022, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Tổng cục Thuế trước ngày 26/8/2022 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Tiêu chí và hình thức lựa chọn người được xác minh tài sản theo kế hoạch của Tổng cục Thuế là gì?
Căn cứ vào tiếu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục Thuế đã đưa ra những tiêu chí và hình thức lựa chọn người được xác minh tài sản như sau:
- Tiêu chí lựa chọn người được xác minh: Tiêu chí lựa chọn người được xác minh theo kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP và Điều 16 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP .
- Hình thức lựa chọn người được xác minh: thực hiện theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Trong đó:
+ Đối với các đơn vị do Tổng cục Thuế xác minh: Giao Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Cục KTNB) chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lựa chọn người được xác minh theo số lượng tại các đơn vị đã được phê duyệt.
+ Đối với Cục Thuế các tỉnh, thành phố được giao xác minh: Tổ chức lựa chọn người được xác minh theo phân cấp quản lý công tác tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Thuế theo Kế hoạch đã phê duyệt.
Việc tiến hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 được thực hiện như thế nào?
- Trình tự tiến hành xác minh
+ Giao Cục trưởng Cục KTNB: Trình Tổng cục ký Quyết định thành lập Tổ xác minh tài sản, thu nhập và công khai kết luận xác minh đối với các đơn vị được lựa chọn xác minh thuộc và trực thuộc Tổng cục; gửi kết luận xác minh cho Thanh Bộ Tài chính và Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính để báo cáo.
+ Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Bình, Quảng Trị: Ban hành Quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Tổ chức và hoạt động của Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; công khai Kết luận xác minh; gửi Kết luận xác minh về Tổng cục Thuế (Cục KTNB) theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (từ Điều 45 đến Điều 50 Luật Phòng, chống tham nhũng). Báo cáo kết quả công tác xác minh tài sản, thu nhập vào một mục tại Báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình gửi về Tổng cục Thuế (Cục KTNB) để tổng hợp báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính.
- Hình thức tiến hành xác minh
+ Lồng ghép vào các cuộc Kiểm tra (Kiểm tra nội bộ; Kiểm tra công tác Phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí ...) của Tổng cục Thuế nội dung về xác minh tài sản, thu nhập và tổ chức thực hiện xác minh đối với các đơn vị được lựa chọn xác minh thuộc Tổng cục và các đơn vị được lựa chọn xác minh thuộc và trực thuộc Cục Thuế.
Về công tác báo cáo: Đối với việc xác minh tài sản, thu nhập được lồng ghép vào các cuộc Kiểm tra thì trích lục phần nội dung kết luận Kiểm tra về xác minh tài sản, thu nhập để thực hiện báo cáo theo quy định.
+ Tổ chức tiến hành xác minh theo chuyên đề về xác minh tài sản, thu nhập và tổ chức thực hiện xác minh đối với các đơn vị được lựa chọn xác minh thuộc Tổng cục và các đơn vị được lựa chọn xác minh thuộc và trực thuộc Cục Thuế.
Như vậy, trình tự và hình thức tiến hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện theo nội dung như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.