Thuế gián thu và thuế trực thu là gì? Thuế gián thu và thuế trực thu có những loại thuế nào?

Thuế gián thu và thuế trực thu là gì? Thuế gián thu và thuế trực thu có những loại thuế nào?

Thuế gián thu và thuế trực thu là gì?

Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về thuế gián thu và thuế trực thu là gì nhưng có thể hiểu như sau:

- Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua đơn vị, tổ chức trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng. Đây cũng là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế.

Cụ thể, Chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp và doanh nghiệp lại chuyển tiền thuế này vào tính chi phí hàng hóa, dịch vụ từ đó người chịu thuế cuối cùng là người tiêu dùng.

Ví dụ: Khi đi mua hàng hóa trong siêu thị, đi ăn tại nhà hàng,… bạn sẽ thường bị mất 0%, 5% hoặc 10% thuế GTGT được ghi trong hóa đơn và đây chính là khoản thuế gián thu mà bạn phải đóng khi mua hàng hóa dịch vụ.z

- Thuế trực thu là loại thuế mà người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Nói cách khác, người nộp thuế và người chịu thuế là một (người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế cho các đối tượng khác).

Ví dụ: Thuế trực thu là thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công, tiền lương và do người lao động thực hiện nộp thuế. Ngoài ra thuế trực thu còn bao gồm thuế TNDN, thuế bảo vệ môi trường, thuế nhà đất,…

Thuế gián thu và thuế trực thu là gì? Thuế gián thu và thuế trực thu có những loại thuế nào?

Thuế gián thu và thuế trực thu là gì? Thuế gián thu và thuế trực thu có những loại thuế nào? (Hình từ internet)

Thuế gián thu bao gồm những loại thuế nào?

Đối với mỗi loại thuế thuộc thuế gián thu thì sẽ có những quy định khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo đó, thuế gián thu gồm những loại như sau:

(1) Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế áp dụng một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 và Điều 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:

- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm.

- Rượu.

- Bia.

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng.

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3.

- Tàu bay, du thuyền (loại sử dụng cho mục đích dân dụng).

- Xăng các loại.

- Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống.

- Bài lá.

- Vàng mã, hàng mã, không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học.

Lưu ý: Hàng hóa chịu thuế là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

(2) Thuế GTGT

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Người chịu thuế là người tiêu dùng nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

(3) Thuế bảo vệ môi trường

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Theo đó, người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

(4) Thuế tài nguyên

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm thuế tài nguyên. Tuy nhiên, thuế tài nguyên có thể được hiểu là một loại thuế gián thu mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009 như sau:

- Khoáng sản kim loại.

- Khoáng sản không kim loại.

- Dầu thô.

- Khí thiên nhiên, khí than.

- Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.

- Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.

- Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.

- Yến sào thiên nhiên.

- Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Theo đó, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định.

(5) Thuế xuất nhập khẩu

Theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế là:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Theo đó, người tiêu dùng mua những sản phẩm, hàng hóa chịu thuế xuất nhập khẩu nêu trên sẽ là người đóng tiền thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên số tiền thuế này sẽ được cộng vào sản phẩm, hàng hóa (như thuế GTGT) khi người tiêu dùng mua hàng, và người nộp thuế là chủ hàng hóa, do đó đây cũng là một loại thuế gián thu.

Thuế trực thu bao gồm những loại thuế nào?

Thuế trực thu gồm một số loại thuế nhưng phổ biến nhất hai loại thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể được liệt kê dưới đây:

(1) Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân có thể được hiểu là một loại thuế trực thu, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với người nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế từ các nguồn thu sau:

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoản thu khác có tính chất như tiền lương, tiền công (đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng; khoản thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).

- Thu nhập từ kinh doanh (hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng).

- Thu nhập từ đầu tư vốn.

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

- Thu nhập từ trúng thưởng.

- Thu nhập từ bản quyền.

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

- Thu nhập khi nhận thừa kế.

- Thu nhập từ nhận quà tặng.

(2) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được tính trên cơ sở thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.

Để xác định được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì người nộp thuế phải xác định được thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.

Muốn xác định được thu nhập tính thuế cần phải xác định được doanh thu, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác (nếu có), thu nhập được miễn thuế (nếu có), các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (nếu có), phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)

Theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20%, trừ một số ngành, một số khu vực được áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc một số áp dụng thuế suất rất cao như hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguyên quý hiếm đối với các mỏ bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm,…

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
299 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào