Thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng là người nước ngoài như thế nào?
- Thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng là người nước ngoài như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án hình sự tại cộng đồng trong trường hợp đột xuất?
- Công an cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc thi hành án hình sự tại cộng đồng?
Thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng là người nước ngoài như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án là người nước ngoài như sau:
- Trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để thông báo cho Bộ Ngoại giao biết trong các trường hợp sau:
+ Sau khi lập hồ sơ thi hành án.
+ Người chấp hành án được giảm, miễn thời hạn chấp hành án.
+ Người chấp hành án chấp hành xong án phạt.
+ Người chấp hành án chết.
- Các bản kiểm điểm, tự nhận xét, báo cáo và giấy tờ khác có liên quan đến việc thi hành án nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt theo quy định và lưu hồ sơ thi hành án, hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án.
Thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng là người nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án hình sự tại cộng đồng trong trường hợp đột xuất?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định như sau:
Thực hiện kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án
1. Định kỳ hằng quý, trong thời hạn 05 ngày đầu tháng của tháng đầu tiên của quý, Công an cấp xã thực hiện kiểm kê, điểm danh, kiểm diện toàn bộ người chấp hành án trên địa bàn.
2. Việc kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án trong trường hợp đột xuất khác thực hiện theo yêu cầu phục vụ việc quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc theo chỉ đạo của Bộ Công an và Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng.
3. Việc kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án theo khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được ghi vào sổ theo dõi kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án hình sự tại cộng đồng; báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện về kết quả kiểm kê, điểm danh, kiểm diện để theo dõi.
4. Cơ quan thi hành án hình sự có thể cử cán bộ để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án tại cộng đồng.
Như vậy theo quy định trên những cơ quan sau có thẩm quyền kiểm kê, điểm danh, kiểm diện người chấp hành án trong trường hợp đột xuất:
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
- Bộ Công an.
- Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng.
Công an cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc thi hành án hình sự tại cộng đồng?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 65/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của công an cấp tỉnh trong việc thi hành án hình sự tại cộng đồng như sau:
- Công an cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý thi hành án hình sự tại cộng đồng trên địa bàn, có trách nhiệm:
+ Tham mưu với Ủy ban nhân dân cùng cấp để tổ chức thi hành án hình sự tại cộng đồng trên địa bàn.
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành ở địa phương thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Chỉ đạo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an cấp huyện, cấp xã thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công an cấp tỉnh để phối hợp với Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Bố trí cán bộ làm công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế của Công an địa phương.
+ Đảm bảo kinh phí, các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác trong thi hành án hình sự tại cộng đồng.
Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm như sau:
+ Tham mưu giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ về thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Hướng dẫn, kiểm tra Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và các đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh trong thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Tập huấn, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Chấp hành và thực hiện yêu cầu giám sát, kiểm sát, thanh tra về thi hành án hình sự tại cộng đồng của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện báo cáo, thống kê về thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Tổ chức cấp phát biểu mẫu, sổ sách về thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Quản lý cơ sở dữ liệu, phần mềm nghiệp vụ về quản lý thi hành án hình sự tại cộng đồng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về thi hành án hình sự tại cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.