Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?
- Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào?
- Hồ sơ chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt bao gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt?
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt có dạng ra sao?
Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như sau:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương kết nối, cụ thể :
- Bộ Giao thông vận tải đối với các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với:
+ Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý;
+ Các tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn quản lý.
- Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện;
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận chủ trương kết nối. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nêu rõ lý do.
Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định hồ sơ chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối theo mẫu quy định;
(2) Quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng đề nghị kết nối được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Bình đồ khu vực kết nối;
(4) Bình diện, trắc dọc đường sắt khu vực kết nối;
(5) Phương án kỹ thuật kết nối: đường sắt; hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt tại khu vực kết nối; trung tâm Điều hành giao thông vận tải; đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình liên quan tại vị trí kết nối.
Số lượng hồ sơ chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt : 01 bộ.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Không.
Theo như quy định trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt là Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt có dạng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 có quy định mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt có dạng như sau:
Tải mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.