Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế ra sao?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế bao gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế ra sao?
- Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế ra sao?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6d Nghị định 89/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
- Bản sao giấy tờ chứng minh về việc đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại:
Địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh;
- Báo cáo về việc tổ chức kinh tế trang bị đầy đủ bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại nơi giao dịch;
- Quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới bao gồm các nội dung chính sau:
+ Có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi tiền của nước có chung biên giới;
+ Việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng, lưu giữ chứng từ, hóa đơn, sổ sách; chế độ hạch toán, kế toán;
+ Chế độ báo cáo;
+ Biện pháp xử lý khi phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông;
- Bản sao hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới ký với tổ chức tín dụng ủy quyền, bao gồm các nội dung chính sau:
+ Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại liên hệ của các bên ký kết hợp đồng;
+ Tên, địa chỉ các đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới;
+ Quy định đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới chỉ được mua tiền của nước có chung biên giới bằng tiền mặt (trừ các đại lý đặt ở khu vực chờ xuất cảnh tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính) và bán lại số tiền mặt mua được (ngoài số tiền mặt tồn quỹ được để lại) cho tổ chức tín dụng ủy quyền;
+ Quy định về nguyên tắc xác định tỷ giá mua, bán (quy định về xác định tỷ giá bán chỉ áp dụng cho đại lý đặt ở khu vực chờ xuất cảnh tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính) đối với khách hàng và tỷ giá bán lại tiền của nước có chung biên giới bằng tiền mặt cho tổ chức tín dụng ủy quyền phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối; quy định các loại phí hoa hồng đại lý (nếu có);
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, trong đó quy định rõ đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới; quy định định kỳ tổ chức tín dụng ủy quyền phải kiểm tra hoạt động của các đại lý để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và quy định của pháp luật; quy định về xử lý vi phạm trong trường hợp đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới vi phạm hợp đồng và quy định pháp luật về hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới;
+ Thỏa thuận về mức tồn quỹ được để lại và thời hạn phải bán số tiền mặt của nước có chung biên giới mua được cho tổ chức tín dụng ủy quyền.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế ra sao?
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6đ Nghị định 89/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế như sau:
Bước 1: Tổ chức kinh tế có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì tổ chức kinh tế hoặc chi nhánh được ủy quyền của tổ chức kinh tế gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kinh tế.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có văn bản yêu cầu tổ chức kinh tế bổ sung hồ sơ;
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có văn bản thông báo rõ lý do;
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6b Nghị định 89/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận
1. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, tổ chức kinh tế được lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức kinh tế đó về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp tổ chức kinh tế nộp hồ sơ là bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu hồ sơ phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Các thành phần hồ sơ là đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận, báo cáo, hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới với tổ chức tín dụng ủy quyền phải do người đại diện hợp pháp của tổ chức kinh tế ký.”
Theo đó, việc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế phải tuân theo quy định trên.
Nghị định 23/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.